LƯỢC SỬ TÔN GIÁO - Trang 120

những tâm hồn đang chông chênh giữa đôi bờ, tranh đấu cưỡng lại một thứ gì đó
mà họ không thể thừa nhận là mình thấy hấp dẫn. Nếu họ từ bỏ, đời họ sẽ đi theo
một hướng mà họ không mong muốn. Thế là họ chiến đấu, có khi theo cả nghĩa
đen, chống lại chính cái mà họ ước ao được phục tùng.

Trong số các nhân vật có cuộc đời xoay chuyển sau những biến cố xảy đến

và cải đạo sang Kitô giáo, nổi tiếng nhất là một người Do Thái tên là Saul mà về
sau trở thành tín hữu Kitô tên là Paul (hay Phaolô). Quá trình cải đạo của ông nổi
tiếng đến mức nơi xảy ra việc đó đã trở thành một thuật ngữ chỉ sự đổi ý bất ngờ.
Khi muốn mô tả một thời điểm trong đời có sự đổi thay theo hướng ngược lại, ta
gọi đó là một biến cố đường Damascus vì chính trên con đường đến Damascus
này, Saul đã quy phục Kitô giáo, tín ngưỡng mà ông bài bác suốt nhiều năm
trước.

Chúng ta không biết chính xác Saul sinh ra khi nào nhưng theo phỏng đoán

thì đó là khoảng năm thứ 2 Công nguyên. Ngày mất của ông cũng không rõ,
nhưng một truyền thống đáng tin cậy cho ta biết rằng ông đã bị hành hình vì
những tư tưởng của mình tại thành Rome (hay Rôma, La Mã) vào khoảng giữa
năm 62 và 65. Ta biết ông sinh ở Tarsus, xứ Cilicia thuộc La Mã cổ đại và giờ là
vùng Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyện kể rằng ông là dân Do Thái và được
hưởng tư cách công dân La Mã từ cha mình. Paul có lẽ là tên La Mã của ông.
Ông có nghề làm lều và là một người có học thức, nói thông viết thạo tiếng Hy
Lạp. Những bức thư ông gửi đến các nhà thờ do ông sáng lập nên là những thư
tịch Kitô giáo cổ nhất mà ta còn giữ được. Có thể ông đã từng học tập một thời
gian ở Jerusalem với một người thầy quan trọng tên là Gamaliel. Ông cũng nhận
mình thuộc phái Pharisee.

Dù các tôn giáo có nhận mình thống nhất ra sao, họ đều là một liên hiệp các

nhóm nhỏ với những cách thực hành tín ngưỡng khác nhau. Do Thái giáo vào
thời của Saul cũng như thế. Sự phân chia thường thấy nhất trong tôn giáo là giữa
phe bảo thủ và phe cấp tiến. Biết tôn giáo của mình bắt nguồn từ các nhà tiên tri
nhận lời phán bảo của Thiên Chúa rồi truyền lại đường hướng cho nhân loại biết,
những người bảo thủ sẽ giới hạn đức tin ở giai đoạn mặc khải đầu tiên. Còn bên
cấp tiến muốn chấp nhận những phát triển mới và tuyên bố của các lần mặc khải
sau. Do Thái giáo trong thế kỷ 1 có hai phái đại diện cho hai xu hướng mâu thuẫn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.