LƯỢC SỬ TÔN GIÁO - Trang 121

với nhau này, một là phía những người Sadducee thuộc nhóm bảo thủ và hai là
những người Pharisee của nhóm cấp tiến, chính là phái Saul tham gia.

Khác biệt lớn nhất giữa hai phái là ở niềm tin của họ về cuộc sống sau khi

chết, một đề tài vốn không có trong Do Thái giáo thời kỳ đầu. Phát hiện của
Abraham là chỉ có một đấng Thượng Đế duy nhất. Còn Moses khám phá ra Thiên
Chúa đã tuyển chọn dân Do Thái làm dân riêng, là dân tộc gìn giữ giáo luật của
Thiên Chúa. Đó cũng là điểm tinh túy nguyên sơ của Do Thái giáo mà phái
Sadducee muốn giữ vững. Họ không tin vào những quan niệm được cho là đã
được du nhập trong thời kỳ dân Do Thái bị lưu đày ở Babylon, ví dụ như niềm tin
vào sự phục sinh của người chết hay sự tưởng thưởng và trừng phạt dành cho
những người đó. Một tư tưởng nữa được lấy từ Babylon bị người Sadducee phản
bác là niềm tin vào các thiên thần. Các thiên thần lúc bấy giờ được xem là trung
gian giữa Thiên Chúa và loài người. Được mô tả như những “trí tuệ phi thể xác”
hay có tâm thức mà không có cơ thể, các thiên thần được Chúa dùng để đưa các
thông điệp đến con dân của ngài trên Trái đất. Người Sadducee thấy khái niệm đó
là không cần thiết. Chúa không cần vị sứ giả nào để truyền đi lời của ngài cả.
Chúa vốn đã ở khắp nơi và gần gũi với mọi người hơn cả chính hơi thở của họ.

Phía Pharisee lại nhìn nhận khác. Họ cấp tiến và không cho rằng Chúa đã

ngừng phán dạy con dân của người những điều huyền bí về chính Ngài cũng như
các kế hoạch của Ngài cho cõi thế. Tại sao họ nên tin rằng Chúa đã truyền hết
nguồn tri thức cho con dân của Ngài từ hàng trăm năm trước? Tại sao đó không
thể là một Đức Chúa vẫn hằng sống, vẫn có thể gọi các nhà tiên tri mới để truyền
dạy lại những sự thật mới cho dân chứng? Chẳng phải vị tiên tri Daniel từng bảo
Chúa đã trao cho thiên thần Michael trách nhiệm với dân Israel và rằng sau một
khoảng thời gian khó khăn chưa từng có, dân họ sẽ được đưa vào nước Chúa để
người chết sống dậy trong mồ, một số thì được sự sống đời đời, một số thì mãi
đọa đày tủi hổ? Chính giai đoạn khổ ải của họ dưới thời cai trị của quân La Mã là
một minh họa chính xác cho lời mô tả của Daniel đấy thôi? Chẳng phải tất cả họ
đang mong chờ đến hồi kết mà Daniel đã hứa và sự xuất hiện của vị cứu tinh hay
Đấng Messiah để thực thi hồi kết đó?

Thời kỳ đó ở Israel chứng kiến sự xáo động cả về mặt tôn giáo và chính trị.

Jerusalem đầy những nhóm người muốn tìm kiếm vị cứu thế. Tuy vậy, bất cứ kẻ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.