LƯỢC SỬ TÔN GIÁO - Trang 166

nguyên của lịch sử loài người thì họ suy tưởng về việc cái gì xảy đến với người
đã chết. Rồi họ đoán là có sự tồn tại của kiếp sau. Họ cũng băn khoăn về sự bất
bình đẳng tồi tệ giữa người với người và xác quyết rằng vì hiếm khi tình trạng đó
được giải quyết trong đời này nên nếu có công lý trong vũ trụ thì ắt hẳn các thứ
bất công sẽ được dàn xếp trong kiếp sau. Dĩ nhiên, loài người khi xác quyết như
thế cũng chẳng có thông tin thật sự nào về cuộc sống sau khi chết đó cả. Đó là
một suy đoán hoặc có thể chỉ là sự mơ tưởng. Tuy nhiên điều đó vẫn đến một
cách tự nhiên từ những lúc trầm ngâm hồi nhớ của đầu óc con người. Vì thế, các
nhà thần học gọi đó là tôn giáo tự nhiên.

Kế đó là tầng tiếp nhận. Đó là mức tâm trí người thấy được khải tượng và

nghe được những lời phán. Và nó tuyên bố đã nhận được thông tin trực tiếp về
kiếp sau. Thế nên bộ phận thần học này được xem như là tôn giáo thiên khải.
Trong khi tôn giáo tự nhiên băn khoăn cái gì nằm sau bức màn của cái chết, tôn
giáo thiên khải tuyên bố rằng đã thấy được cái đó. Điều thú vị nằm ở chỗ dù các
câu hỏi được đặt ra là giống nhau ở mọi nơi, câu trả lời lại khác nhau tùy theo
từng vùng miền. Khác biệt lớn nhất là giữa Hindu giáo với Kitô giáo và Hồi giáo.

Với các nhà hiền triết người Ấn, linh hồn sẽ không đi vào một trạng thái

vĩnh cửu nào sau cái chết cả. Nó sẽ được tái sinh vào một kiếp khác mà địa vị của
kiếp sau đó phụ thuộc vào lượng công đức mà linh hồn đã gia tăng hay tiêu giảm
trong kiếp vừa kết thúc. Cũng có các cõi địa ngục và các tầng trời trong truyền
thống Hindu giáo nhưng chúng giống các trạm quá cảnh hơn là những điểm đến
cuối cùng. Có thể linh hồn sẽ phải qua hàng triệu kiếp rồi mới thoát khỏi hệ thống
ấy, tuy nhiên người ta luôn hy vọng rằng cuối cùng tất cả mọi người sẽ thoát ra
được. Mục đích tối hậu là tan biến vào cõi Niết bàn.

Với những người sống xa hơn về phía tây, viễn cảnh của họ không dựa trên

hy vọng về sự tan biến cuối cùng, thoát ra khỏi bánh xe luân hồi tái sinh, mà vào
các phiên bản khác nhau của sự sống tiếp nối sau cái chết. Nguồn gốc của từ địa
ngục trong tiếng Anh (hell) sẽ giúp ta có chút manh mối về ý nghĩa của địa ngục.
Trong tiếng Anh cổ, hell là từ chỉ thế giới âm phủ, nơi lưu lại của linh hồn đã lìa
khỏi xác. Trong Kinh Thánh Cựu Ước, nơi đó được gọi là sheol; tuy nhiên, đó
không phải là một chỗ đáng sợ mà chỉ buồn thảm. Giống như ngày nay ta hay
nói: “buồn chết đi được”. Tương tự những người bệnh nặng nhưng không bao giờ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.