bình phục hoàn toàn, người chết trong cõi âm phủ đó cứ đi lại vơ vẩn như những
hồn ma, đợi chờ thứ không bao giờ xuất hiện.
Tuy vậy, mọi thứ chẳng bao giờ đứng yên một chỗ trong lịch sử tôn giáo và
ngay cả kiếp sau cũng đổi thay. Trong thời kỳ dân Do Thái cổ chịu cảnh lưu đày
ở Babylon, các quan niệm của người Ba Tư đã len lỏi vào Do Thái giáo. Một
trong số đó nói rằng sau khi chết, các linh hồn sẽ không vĩnh viễn ở lại một nơi
dưỡng bệnh u ám gọi là âm phủ. Họ hoặc sẽ được vào Thiên đường đầy phúc lạc
hoặc sẽ bị kết án chịu đọa đày ở Địa ngục. Phiên bản kiếp sau đó chưa bao giờ
được chấp nhận hoàn toàn trong Do Thái giáo nhưng thế kỷ 1 SCN đã có những
người ủng hộ tư tưởng đó, trong đó có Giê xu. Dù ông không nói nhiều về nó, có
vẻ như ông xem sự tồn tại của Địa ngục như một điều đương nhiên. Và từ ông
dùng cho cõi ấy còn khiến nó mang một màu sắc mới, kinh khiếp.
Giê xu nói rằng những kẻ ghét bỏ và làm hại trẻ con sẽ bị ném vào Gehenna
“trong lửa cháy không bao giờ tắt”. Theo các ghi chép Do Thái cổ, Gehenna là
nơi các tội nhân sẽ bị trừng phạt sau Ngày Phán xử. Một nguồn tư liệu sau này
bảo rằng đó vốn là tên một bãi rác ở thành Jerusalem, nơi rác rưởi bị đốt và cháy
âm ỉ hoài vì người ta liên tục ném rác vào đó. Ta không cách nào biết được ẩn ý
của Giê xu khi dùng hình ảnh đó để ẩn dụ cho sự trừng phạt không dứt, nhưng
một lò nung luôn bốc lửa đã trở thành một trang bị tiêu chuẩn của Địa ngục. Cho
đến trước khi Kinh Qur'an được viết ra sáu thế kỷ sau đó, những ai bị lãnh hình
phạt đời đời đã nghe thấy cái lò nung sáng lửa ấy phả làn hơi của nó khi từ từ tiến
gần họ. Rồi khi họ bị quăng vào đống lửa ấy, Người Gác Cửa sẽ hỏi họ: “Ngươi
không gặp Vị Cảnh Báo nào sao?”
Kinh Qur'an mô tả chi tiết về Địa ngục hơn hẳn kinh sách Kitô giáo. Và nó
có dụng ý rõ ràng khi tả cõi ấy sinh động đến vậy. Thông điệp của nó là nếu ai
phớt lờ các lời cảnh báo của Vị Tiên Tri thì họ không những bị lôi vào lửa Địa
ngục mà còn chịu thêm nhục hình rót nước sôi lên đầu. Trước khi các Vị Tiên Tri
xuất hiện thì các vị cai quản Hỏa Ngục quả thực đã tổ chức và vận hành hệ thống
hiệu quả một cách đáng sợ. Khiến người ta sợ hãi để lôi kéo họ đến với tôn giáo
luôn là một chiến thuật hữu hiệu. Trong cuộc đối kháng với Hồi giáo, điểm bất
lợi của Kitô giáo là nội dung Kinh Tân Ước của họ còn xa mới đáng sợ bằng
Kinh Qur'an. Thế nên Kitô giáo quyết định vực dậy tình hình: Có thể thánh kinh