LƯỢC SỬ TÔN GIÁO - Trang 169

Thiên đường hoặc “xuống” Địa ngục, nơi được cho là nằm ở tâm của chính Trái
đất này. Khi các núi lửa phun trào dung nham nóng bỏng, người ta tin rằng đó là
“Địa ngục vừa mở miệng” để cho các kẻ đắc tội nếm mùi những gì đang chờ đợi
họ dưới lòng đất kia.

Kitô giáo không chỉ vẽ Địa ngục trên tường nhà thờ, các thầy truyền giáo

còn dùng trí tưởng tượng của họ để mô tả các nỗi kinh hãi nơi đó trong những bài
giảng. Trong cuốn tiểu thuyết tự thuật của mình, A Portrait of the Artist as a
Young Man
(tạm dịch: Chân dung chàng nghệ sĩ trẻ), nhà văn người Ireland
James Joyce thuật lại một bài thuyết giáo mình từng nghe hồi nhỏ, vị giáo sĩ khi
ấy bảo với các thiếu niên là chất lưu huỳnh cháy dưới Địa ngục là một thứ được
tạo ra để cháy mãi mãi, như lửa Gehenna vậy. Giáo sĩ hùng hồn nói rằng ngọn lửa
trần thế phá hủy những cái nó chạm đến, lửa ấy càng nóng thì thời gian cháy càng
ngắn. Thế nhưng lửa dưới Địa ngục duy trì sức nóng với những kẻ bị đốt cháy
như thế nên nỗi đau đớn của họ không bao giờ dứt!

Dù bạn có tin hay không thì riêng việc nghĩ đến kiểu đau đớn vô cùng tận đó

ở Địa ngục cũng khiến bạn ớn lạnh. Làm sao có thể suy tưởng ra một ý niệm như
thế! Loài người đã gây bao điều tồi tệ cho nhau qua hàng thế kỷ nay, nhưng ngay
cả các kiểu hình phạt dữ tợn nhất vẫn phải kết thúc vào một lúc nào đó, dù chỉ khi
tội nhân đã chết. Sự sáng tạo độc địa của Địa ngục nằm ở chỗ nỗi đau tại đó
chẳng bao giờ hết được. Các tù nhân của nó phải vĩnh viễn ở hiện tại mà không
có cái gì ở tương lai để trông ngóng. Trong bức họa ngày tận thế ở Salibury, họa
sĩ còn đính kèm hàng một cuộn giấy có dòng chữ Latinh: Nulla in redemptio, tức
“không có sự cứu chuộc nào”. Một thế kỷ trước khi người họa sĩ vô danh vẽ dòng
chữ ấy trên tường nhà thờ Thánh Thomas ở Salisbury, nhà thơ người Ý Dante đã
viết một bài thơ nổi tiếng về nơi ông gọi là Inferno hay Hỏa ngục. Và trên cánh
cổng dẫn vào Địa ngục đó, ông tả là có khắc lời cảnh báo: “từ bỏ mọi hy vọng đi
hôi tất cả ai đã qua đây”.

Vẫn là thông điệp ấy. Địa ngục là nơi không hồi kết và không hy vọng, viễn

cảnh tăm tối nhất mà một con người có thể đối mặt. Cũng cần lưu ý là Thánh
Thomas Aquinas, nhà thần học vĩ đại nhất của lịch sử Giáo hội Công giáo và
cũng là một con người từ ái, từng nói rằng Thiên đường còn có một điểm thu hút
nữa là một ban công tiện lợi để các cư dân ở đó có thể nhìn xuống cảnh đày ải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.