LƯỢC SỬ TÔN GIÁO - Trang 224

nhiều thế kỷ trước Công nguyên. Nó kể một câu chuyện về bộ lạc người Nephite
cùng các bộ lạc khác từ Trung Đông đã thoát sang nước Mỹ trong quá khứ xa
xưa. Vị thiên thần truyền đạt những kiến thức này cho Joseph Smith có tên là
Moroni. Sau này, Smith mới khám phá ra Moroni cũng được nhắc đến trong cuốn
sách mà ông được mặc khải. Sau khi hy sinh trong chiến trận, Moroni đã được
phục sinh và đưa lên địa vị thiên thần. Chính trong vai trò thiên thần đó, ông mới
báo cho Smith biết về các tấm vàng khắc cuốn Sách Mặc Môn.

Người ta kể rằng Smith đã khai quật các tấm vàng ấy bốn năm sau khi nhận

mặc khải trên, rồi bắt đầu dịch sang tiếng Anh. Ba tháng sau, ông đã cho ra đời
hơn năm trăm trang của cuốn Sách Mặc Môn mà ta biết đến ngày nay. Phiên bản
cuốn sách được tuyên bố là có từ thế kỷ 4 đó có khoảng 311 đến 385 đoạn rất
giống một bản dịch nổi tiếng khác ra đời 1200 năm sau, bản Kinh Thánh của vua
James năm 1611, vốn được các nhà thờ Tin Lành ưa chuộng và cũng là bản dịch
quen thuộc với Smith. Ba tiết sau đây trong Sách Mặc Môn là ví dụ:

Vì điều đó sẽ xảy ra, Cha các người nói vậy, rằng vào ngày đó những ai

không ăn năn và đến với Con trai Yêu dấu của ta thì ta sẽ loại ra khỏi dân ta, ngôi
nhà của Israel đó. Rồi ta sẽ tiến hành trả thù và trút con thịnh nộ lên chúng, ngay
cả với người dân ngoại, vì chúng đã không nghe ta.

Sách Mặc Môn nằm trong nhóm các văn tự khải huyền tuyên bố sự trở lại

của Đức Giê xu Kitô và sự quy hồi của vạn vật dưới quyền cai trị của ngài; chỉ
khác là lần này xứ Thiên đường sẽ được thiết lập ở nước Mỹ. Không có gì đáng
ngạc nhiên vì chúng ta dễ dàng đọc được trong Sách Mặc Môn là Chúa đã thay
đổi kế hoạch từ Trung Đông sang bờ Tây Hoa Kỳ. Và để xác nhận vị thế của
nước Mỹ như là vùng Đất Thánh mới, chính Chúa Giê xu đã đêh lục địa này vào
năm 34, vài tháng sau cuộc phục sinh. Sách bảo rằng “Giê xu Kitô đã đến với dân
Nephi, khi quần chúng tụ hội về mảnh đất thành phố Bountiful và ngài đã chăm
sóc dân họ...” Tin này rất quan trọng và cần được báo cho thế giới. Thế nên
Joseph Smith đã ra mắt sách phúc âm của mình ở Fayette, New York vào ngày 6
tháng Tư năm 1830. Ông không xem phong trào của mình là một giáo hội mới
mà là việc làm thanh sạch giáo hội cũ. Các Kitô hữu đầu tiên tự gọi họ là các
thánh hữu. Giờ đây, thành viên giáo đoàn của Smith cũng là các thánh hữu, thánh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.