LƯỢC SỬ TÔN GIÁO - Trang 237

thì đổ cho hành vi bất tuân, sự sa ngã đã khiến Adam và Eva bị đuổi khỏi Vườn
Địa Đàng. Từ ấy, lịch sử loài người trở thành một cuộc kiếm tìm sự chuộc tội và
phục dựng lại Thiên đường. Với thần học Hindu giáo thì chính nghiệp báo hay
luật nhân quả đã đẩy chúng ta qua hàng triệu kiếp sống cho đến lúc ta gột rửa
được hết tội lỗi và cuối cùng thoát vào cõi Niết bàn. Khoa luận giáo sử dụng các
yếu tố của cả hai triết thuyết kể trên trong giáo lý của mình.

Theo họ thì trong cuộc lang thang qua hàng triệu kiếp sống, các linh hồn bất

tử đã bị các trải nghiệm mà chúng kinh qua làm cho bầm giập cả về mặt cảm xúc
lẫn tâm lý. Vậy là chúng sẽ bị tổn thương, tựa như một tuổi thơ chịu bạo hành có
thể để lại bóng đen lên cuộc đời trưởng thành của một người vậy. Một số trải
nghiệm gây thương tổn đó chỉ vô tình xảy ra, mà Hubbard gọi chúng là engram
hay các vết tích. Giống như các vết bầm do thời gian để lại trên các linh hồn bất
tử khi chúng du hành qua hàng triệu kiếp, một sự hao mòn hết sức bình thường.
Đôi khi sự tổn hại là cố ý, do chính các linh hồn bất tử đã đi sang phía bóng tối và
muốn áp chế quyền lực lên các linh hồn bất tử khác. Hubbard gọi các thương tích
có chủ đích về mặt tinh thần ấy là implant, những vết cấy. Chúng là nguồn gốc
chủ yếu không chỉ của các bất hạnh về thể xác và tâm lý mà còn của những tư
duy xấu xa, được cấy vào với mục đích là khiến các linh hồn lầm đường lạc lối.
Ông viết: “Các vết cấy ấy gây ra mọi loại bệnh tật, sự lãnh đạm, thoái hóa, loạn
thần kinh và điên rồ là nguyên do chính yếu của những tình trạng ấy ở con
người”. Ông nói rằng quan niệm Kitô giáo về Thiên đường đã được cấy vào từ
bốn mươi ba ngàn tỷ năm trước đây và đó là kết quả của hai vết cấy đã được thực
hiện hết sức tinh vi để đánh lừa các linh hồn bất tử và khiến chúng nghĩ rằng
mình chỉ sống có một đời duy nhất thay vì một chuỗi vô tận các đời kế tiếp.

Các vết tích và các vết cấy mà Khoa luận giáo nói đến được các Kitô hữu

gọi chung là sự sa ngã. Sự sa ngã giải thích vì sao con người bất hạnh. Khoa luận
giáo đưa ra cách chữa sự sa ngã cũng rất cụ thể. Các vết tích nằm sâu trong tiềm
thức của con người, hay như Hubbard gọi là “tâm thức phản ứng”, nên chúng
kích hoạt các nỗi đau buồn trong cuộc đời chúng ta. Sự cứu rỗi sẽ đến thông qua
việc thanh tẩy hay “làm sạch” các vết tích ấy trong một quá trình gọi là thẩm tra.
Nghe giống như một nhà tư vấn tâm lý lắng nghe khách hàng khi họ dần dần hé
mở các sự kiện trong quá khứ đã khiến họ đau buồn trong hiện tại. Tuy vậy, cách
làm của Khoa luận giáo không giống như thế. Các nhà thẩm tra của họ cũng lắng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.