LƯỢC SỬ TÔN GIÁO - Trang 245

truyền mặc khải cuối cùng. Nó chỉ có nghĩa là nhân loại nên chú ý đến ông trong
thời điểm này vì từ ông, ta có thể biết được mặc khải mới nhất. Đó là một bài học
đơn giản, phù hợp với tinh thần hòa hợp tôn giáo của thời đại. Ta đã có một Đấng
Tối Cao hiện tồn ngoài tầm hiểu biết của con người. Điều các nhà tiên tri nắm bắt
được chỉ là một thoáng tâm ý của Đấng Tối Cao. Không may là các tôn giáo ra
đời xoay quanh những thoáng hiện đó luôn mắc một lầm lẫn giống hệt nhau: Họ
nghĩ cái mình nắm bắt được là lời cuối cùng của Đấng Tối Cao.

Tín đồ Baha'i tin rằng mọi tôn giáo trên thế giới đều đã hiểu được điều gì đó

về sự huyền nhiệm của Đấng ấy, vậy nên tất cả các tôn giáo đều đáng được tôn
trọng. Những thoáng tâm ý mà họ mặc khải được đều có giá trị. Tuy nhiên không
bên nào có được bức tranh hoàn thiện, ngay cả Baha'i giáo cũng vậy. Tôn giáo
này chỉ ngẫu nhiên được nhận phiên bản mặc khải mới nhất và nó mang vẻ đẹp
của sự đơn giản. Nó nhận ra rằng tuy có nhiều tôn giáo khác nhau nhưng họ đều
nhìn về cùng một Thiên Chúa. Theo nghĩa đó thì tất cả họ vốn là một. Và chính
đối tượng họ cùng hướng đến, chứ không phải góc nhìn của mỗi bên, giúp thống
nhất các bên. Các tôn giáo đã quên điều đó. Họ lẫn lộn giữa đối tượng được quan
sát với người đang quan sát ấy. Lại là dụ ngôn về những người mù và con voi
nhưng theo một cách khác. Con voi có thể chỉ có một nhưng mỗi người lại xem
xét nó ở một hướng khác nhau.

Thế thì góc nhìn của Baha'i giáo là gì? Việc nói chỉ có một Thiên Chúa duy

nhất thì không có gì mới cả. Điều mà tín đồ Baha'i liên tục chỉ ra là cả nhân loại
này cũng là một mà thôi. Sự thống nhất của loài người cũng là một bài học quan
trọng không kém gì bài học về sự nhất thể của Thiên Chúa. Và bài học ấy có
những ý nghĩa thiết thực vững chắc. Bi kịch của các tôn giáo coi mình nắm bắt
được những lời cuối cùng của Chúa là họ chia nhân loại thành các khối xung đột
với nhau. Khi ấy, tôn giáo thành ra kẻ thù lớn nhất của nhân loại. Còn một khi họ
đã nhận ra dù các tôn giáo đều nhìn Thiên Chúa theo các góc khác nhau, họ chỉ
đang nhìn cùng một Đấng mà thôi thì tôn giáo có thể trở thành động lực cho sự
đoàn kết hơn là chia rẽ.

Vì thế nên các tín đồ Baha'i đóng một vai trò nổi bật trong phong trào đem

các tôn giáo trên thế giới lại gần nhau, qua một hình thức hợp nhất toàn cầu mới
gọi là Nghị viện Tôn giáo Toàn cầu. Các nhóm họp lần đầu ở Chicago năm 1893,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.