LƯỢC SỬ TÔN GIÁO - Trang 255

khỏi ách nô lệ ở Ai Cập hẳn đã không thể đạt được nếu không có bạo lực; vì thế
ta nên dừng lại mà nghi vấn rằng bạo lực có cần thiết không. Chẳng mấy người
từng tuyên bố là không gì có thể biện minh cho bạo lực với kẻ khác. Bạo lực luôn
là cái ác, nhưng đôi khi nó là cái ít xấu hơn trong hai cái xấu. Chế độ nô lệ cũng
là một cái ác, nó đối xử với con người như những con vật để các ông chủ tùy
hứng xử sao thì xử. Hầu hết chúng ta ngày nay sẽ ủng hộ quyền của các nô lệ
vùng lên thoát khỏi chủ nô và đấu tranh cho tự do của chính mình. Dân Do Thái
cổ đã làm đúng như thế. Họ nổi dậy chống lại các ông chủ và trốn thoát vào sa
mạc. Những gì xảy đến sau đó mới làm tình hình khó khăn hơn.

Khoảng năm 1300 TCN, dân Do Thái cổ đã đối xử với các bộ lạc sống ở

Canaan (giờ là Palestine) theo cách mà thực dân Kitô hữu làm với người bản địa
châu Mỹ trong thế kỷ 19. Họ cho rằng các bộ lạc đó là những tội nhân chống lại
Đức Chúa... Các nhà sử học có thể còn tranh cãi quá trình an cư lạc nghiệp của
dân Do Thái tại vùng đất Palestine đã diễn ra bao lâu và nó từng bạo lực đến thế
nào. Riêng Kinh Thánh thì nói rất rõ về chuyện bức hại đã xảy ra và nói rằng
Thiên Chúa đã hạ lệnh làm thế. Cuốn sách kể chuyện đó tên là Sách Joshua (hay
Giôsuê), trong đó rải rác các câu như “con phải tiêu diệt chúng hoàn toàn”, “họ
đã giết sạch bọn chúng” và “họ không để ai sống sót”. Sách Joshua cho ta biết
các bộ tộc Israel định cư được ở miền Đất hứa là nhờ một chuỗi các hành động có
tính bạo lực theo lời Thiên Chúa.

Còn với Kitô giáo, ghi chép cho thấy họ cũng đã có một khởi đầu bạo lực.

Tuy nhiên, họ là đối tượng chịu bạo lực chứ không phải chủ thể gây ra nó. Lúc
tiên khỏi đó, họ cũng không trông đợi sẽ ở lại thế giới này đủ lâu để tham gia vào
chuyện chính trị thế gian. Điều này cũng không ngăn được việc họ bị bức hại. Họ
thờ phượng một Đức Chúa bị đóng đinh trên thập giá, đồng thời ấp ủ những nỗi
đau của chính mình. Khổ hạnh đó chấm dứt khi hoàng đế Constantine công nhận
và đưa tôn giáo của họ ra phục vụ cho các ý đồ của ngài, về sau, Giáo hội có
khuynh hướng ưa bạo lực hơn và đã học được cách dùng nó như một công cụ để
trấn áp. Trong hàng thế kỷ, quên hết những gì Giê xu từng nói trong Bài giảng
trên Núi, họ dùng bạo lực để chống lại dân Do Thái, mà với họ đó là “những kẻ
giết Chúa” đã gây ra vụ hành hình Giê xu. Trong các cuộc Thập tự chinh, Kitô
giáo dùng bạo lực với người Hồi giáo. Trong giai đoạn của Tòa án dị giáo, họ
dùng bạo lực để xử các Kitô hữu lạc đạo. Rồi trong các cuộc chiến tranh tôn giáo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.