theo sau cuộc Kháng Cách, các nhóm Kitô giáo đối lập đã chiến đấu với nhau cho
đến khi xã hội chán ngán chiến đấu với và phải bước vào ngăn chặn.
Hồi giáo cũng có lịch sử chào đời gắn với đấu tranh. Dù ý nghĩa của jihad
hay “đấu tranh” có thể được hiểu theo những hướng phi bạo lực, vẫn có người lấy
khái niệm đó để biện minh cho hành động khắc nghiệt đối với những người
không theo đạo hay không cùng đức tin Islam. Giống Kitô giáo, Hồi giáo cũng
tích cực bức hại các tín hữu đồng đạo nhưng đi theo một phiên bản tín ngưỡng
khác với mình. Hai nhánh Hồi giáo Shia và Sunni bức hại lẫn nhau cũng nhiệt
tình như tín đồ Tin Lành và Công giáo trong Kitô giáo vậy. Mối hận thù giữa hai
phái đó là một trong các nguyên do chính gây ra tình trạng xung đột ở vùng
Trung Đông ngày nay.
Như thế câu hỏi không còn là: liệu tôn giáo có phải là căn nguyên của rất
nhiều bạo lực trong lịch sử không? câu hỏi nên là: Tại sao chúng ta lại lo ngại về
tôn giáo? Khi nhìn sang chế độ nô lệ, ta đã thấy có những tình huống mà bạo lực
là một lựa chọn chấp nhận được về mặt đạo đức. Bạo lực là một yếu tố cơ bản
dẫn dắt hầu hết các quốc gia trong công tác chính trị đối nội cũng như đối ngoại.
Theo con số thống kê thì nước Mỹ là quốc gia có số dân Kitô giáo đông nhất thế
giới. Mỹ cũng là một trong những quốc gia bạo lực bậc nhất. Họ cho phép án tử
hình. Họ tin vào quyền được sở hữu súng và dùng súng để tự vệ của dân thường,
để rồi mỗi năm có hàng ngàn người Mỹ chết do các vụ bạo lực súng đạn. Cũng
như các quốc gia khác trên thế giới, nước Mỹ dùng bạo lực không chỉ để phòng
vệ trước kẻ thù mà còn để can thiệp vào nội tình các nước khác. Vậy nếu ta có thể
biện minh cho bạo lực trong các bối cảnh này, tại sao ta lại lo ngại khi các tôn
giáo cũng cần dùng bạo lực để phục vụ cho mục đích của mình? Loài người cũng
thích bạo lực. Vậy sao ta lại khắt khe với bạo lực tôn giáo đến thế?
Có hai lý do. Một là, khi tôn giáo bước vào một cuộc tranh cãi, họ thêm vào
đó một thành phần tai hại không phải lúc nào cũng có trong các mâu thuẫn khác.
Con người có thiên hướng bạo lực đã đành, nhưng nếu họ có thể tự thuyết phục
rằng mình đang bạo lực theo sự phán bảo của Đấng Tối Cao thì không còn cơ hội
nào cho sự khoan dung và tiết chế trong xung đột đó nữa. Trong thời kỳ chiến
tranh tôn giáo ở Scotland vào thế kỷ 17, còn gọi là “Thời Giết chóc”, tiếng hô
tham chiến của một phe khi đó là “Thiên Chúa không lùi một ly”, ý rằng quân họ