LƯỢC SỬ TÔN GIÁO - Trang 46

cái cột. Người sờ cái đuôi thì nói voi giống sợi dây. Kẻ nắm được vòi lại nói con
voi ắt là như cái cành cây. Người sờ tai voi nói nó giống cái quạt nan. Bên lần tay
theo bụng voi bảo voi giống bức tường. Cuối cùng người nắm cái ngà thì nói con
voi y như cái ống đặc. Sư phụ của họ cho biết tất cả những mô tả của họ về con
voi đều đúng, nhưng mỗi người chỉ mới nắm bắt một phần chứ chưa phải là cái
toàn thể. Bài học của câu chuyện này là mọi người đều có hạn chế khi nhìn nhận
thực tại. Họ có thể không hoàn toàn mù tịt nhưng cũng chỉ thấy thực tại từ một
góc độ đơn lẻ mà thôi. Mọi việc hoàn toàn ổn nếu như họ không tuyên bố góc
nhìn của mình là bức tranh toàn cảnh rồi ép buộc người khác nhìn theo cách đó.

Đối với người Kỳ-na giáo, sự hạn chế trong hiểu biết của chúng ta là hệ quả

của cái phi thực tại, tức cái hiện hữu sa ngã mà ta đang mắc kẹt bên trong. Chỉ có
người giác ngộ mới đạt toàn tri toàn giác. Dù các khía cạnh khác của Kỳ-na giáo
có ra sao đi nữa thì sự đề cao tính khiêm cung trong tư tưởng của họ vẫn là điều
hiếm có trong tôn giáo. Các tôn giáo nói chung thích nghĩ rằng mình đã có lời
đáp cuối cùng cho mọi sự. Các tôn giáo ấy bác bỏ lối suy nghĩ cho rằng họ đều là
những kẻ ăn xin mù lòa đang tranh cãi về hình dạng của một con voi.

Tổ sư Mahavira đã du hành khắp đất Ấn để truyền bá thông điệp của mình

và thu nhận các môn đồ. Cho đến lúc qua đời do tuyệt thực vào năm 527 TCN, ở
tuổi 70, ngài đã có lượng tín đồ gồm 14.000 vị tăng và 36.000 vị ni. Các vị tăng,
ni đó là những vận động viên thực thụ của Kỳ-na giáo. Họ tu luyện chăm chỉ để
đủ thanh thoát và đạt đến Niết bàn trong kiếp này. Họ đã tập hợp các bài thuyết
giáo của Mahavira về bất hại và tôn kính mọi sinh linh thành bộ giáo pháp của
Kỳ-na giáo gọi là Agamas hay các bộ kinh A hàm.

Hầu hết các tôn giáo sau khi đã thành hình ổn định đều phân hóa thành

nhánh khác nhau, mỗi nhánh đó đều tự xưng là đại diện chân truyền của vị tiên tri
hay vị thầy đầu tiên. Kỳ-na giáo cũng không phải ngoại lệ. Nó phân thành hai
nhánh khác biệt không nhiều và thật ra khá hữu hảo. Một nhánh tự xưng là
Digambara, nghĩa là “không mặc gì”; họ nhấn mạnh là các vị tăng, ni không nên
mặc quần áo. Còn nhánh kia là Svetambaras, nghĩa là “mặc đồ trắng”, cho phép
các tăng, ni được mặc y phục màu trắng.

Bên cạnh các tăng, ni xuất gia, Kỳ-na giáo còn có hàng triệu người tu tại gia

ở Ấn Độ. Dù các vị tu hành kia khổ luyện như những vận động viên chuyên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.