LƯỢC SỬ TÔN GIÁO - Trang 45

phần nối với nhau ở nút thắt. Theo Kỳ-na giáo, nút thắt đó chính là thế giới này
đây, nơi các linh hồn đang sống phần đời của mình trong vòng luân hồi. Tựa như
việc ăn nhiều quá khiến cơ thể nặng nề không lê bước nổi, người theo Kỳ-na giáo
tin rằng các hành vi xấu cũng làm linh hồn nặng hơn, khiến việc ra khỏi vòng tái
sinh trở nên khó khăn hơn. Linh hồn nào sống đời bất thiện sẽ đầu thai vào một
dạng sống thấp kém hơn. Có thể là con rắn hay con ếch. Thậm chí thành củ cà rốt
hay hành tây. Linh hồn nào trải một đời quá đỗi hung ác sẽ chịu hình phạt nặng
nề đến mức bị kéo xuống bảy tầng Địa ngục nằm ở đáy của vũ trụ, trong đó càng
xuống thấp thì Địa ngục càng có nhục hình kinh khủng hơn.

Cũng theo quy luật đó, các linh hồn càng nỗ lực để thanh tẩy tội lỗi thì càng

trở nên nhẹ hơn. Những tín đồ thật sự sùng đạo thực hành theo cái gọi là chủ
nghĩa khổ hạnh (asceticism)
cực độ, một từ có nguồn gốc từ những vận động viên
Hy Lạp cổ, nghĩa là tập luyện khắt khe đến mức vượt trội hơn hẳn mọi đối thủ
khác trong bộ môn đó. Các jina, những vận động viên hàng đầu của Kỳ-na giáo,
cũng vậy. Họ khổ luyện đến mức linh hồn họ nhẹ bẫng vút bay lên cao và cao
nữa qua các tầng trời nằm ở khối cầu bên trên. Khi lên đến tầng trời hai mươi sáu,
họ đã chạm tới cõi Niết bàn và mọi sự tranh đấu của họ cũng kết thúc. Khi này họ
mãi mãi trụ ở trạng thái của đạo hạnh bất thối chuyển. Sự cứu chuộc đã viên
thành!

Một khía cạnh thú vị nữa của Kỳ-na giáo là cách nó mở rộng sự khổ luyện

để bay lên Thiên đường sang cả phạm vi tư tưởng. Cùng với các hành vi sai trái,
các tư tưởng sai trái cũng có thể đè nặng linh hồn xuống. Lịch sử chắc chắn đã
cho thấy sự bất đồng chính kiến, bao gồm bất đồng chính kiến trong tôn giáo, là
một trong những nguyên nhân chính gây ra bạo lực giữa người và người. Đối với
các tín đồ Kỳ-na giáo, thuyết ahimsa hay bất hại được áp dụng không chỉ với
những vấn đề về thể xác mà với cả những quan niệm của con người. Ngay cả
trong địa hạt tâm trí, người theo Kỳ-na giáo cũng không gây hại và không làm gì
bạo lực. Họ tôn trọng các góc nhìn và các trải nghiệm thực tại khác nhau mà mỗi
cá nhân có, đồng thời nhận ra chưa có ai từng nhìn được toàn thể thực tại cả.

Họ gọi học thuyết về sự tôn trọng đó là anekantavada. Để minh họa cho nó,

họ kể câu chuyện về sáu người mù được mòi đến tả một con voi bằng cách sờ các
bộ phận khác nhau của con vật. Người sờ được cái chân nói con voi giống như

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.