LƯỢC SỬ TÔN GIÁO - Trang 77

là quá nghiêm trọng. Vậy thì điều gì ở vị thần thánh Do Thái này lại khiến dân họ
sẵn sàng xả thân đến chết như thế?

Theo truyền thuyết, khi vị tướng La Mã là Pompey chinh phục được thành

Jerusalem vào năm 63 TCN, ông ấy quyết định tìm kiếm vị Thiên Chúa của dân
Do Thái trong ngôi đền của họ. Ngôi đền được xây dựng với một dãy các gian
thờ theo mức độ linh thiêng tăng dần. Pompey sải bước qua các gian cho đến khi
vào một chốn tôn nghiêm gọi là Nội Điện. Đây là phần linh thiêng nhất của đền
thờ mà chỉ có Giáo sĩ Tối cao (hay Thầy Thượng Tế) mới được phép vào. Với
lòng thành kính, Pompey bước vào Nội Điện, mong chờ được nhìn thấy vị thần
linh của dân Israel. Nội Điện trống rỗng, chẳng có gì ở đó!

Vì người Do Thái biết rằng không có gì hay không vật gì có thể đại diện cho

tiếng nói mặc khải đã ám ảnh họ trong hàng thế kỷ qua. Điều răn thứ Hai đã đi
sâu vào trong tâm hồn dân tộc họ. Họ đã dựng lên ngôi đền thờ tráng lệ này với
những phiến đá được chạm trổ tinh xảo và hàng dãy sân trong đẹp đẽ. Họ đã yêu
kính nơi này và khóc thương cho sự mất mát của nó trong suốt chiều dài lịch sử.
Thế nhưng, nơi trái tim ngôi đền lại không có gì hết! Tướng Pompey quay trở ra,
cảm thấy bối rối trước sự bí ẩn của một tôn giáo mà biểu tượng cho vị thần linh
của họ là một gian phòng trống rỗng.

Sang đến thế kỷ tiếp theo, sự bối rối của người La Mã dần chuyển thành cơn

hung nộ khi họ nhận thấy không thể nào dung chứa được lối sống của đám dân
cứng đầu này cùng với vị thần khó nắm bắt của họ. Thế là người La Mã quyết
định kết liễu hoàn toàn dân tộc Do Thái. Vào năm 70 TCN, dưới sự lãnh đạo của
tổng tư lệnh Titus, quân La Mã san phẳng thành Jerusalem và phá hủy ngôi đền
thờ từng được mở rộng và trang hoàng bề thế kể từ cuộc viếng thăm của tướng
Pompey 140 năm trước. Tướng Titus tự nhủ rằng cuối cùng chuyện đã xong, ta
đã hủy diệt hết bọn chúng.

Nhưng còn lâu dân Do Thái mới bị hủy diệt. Tản mác ra khắp các ngõ ngách

của địa cầu trong một hành trình đày ải dằng dặc khác, họ đã mất tất cả, trừ một
thứ quan trọng nhất với họ: Thiên Chúa của dân tộc. Họ đã biết không có một đền
đài bằng đá nào có thể chứa đựng Chúa của họ. Họ cũng hoài nghi những ai cho
rằng có thể bao hàm Thiên Chúa trong vòng ngôn từ sách vở. Trong khi chịu
đựng cuộc đày ải mới này và đợi chờ Đấng Messiah xuất hiện, họ đã lập nên một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.