Sự phục sinh người chết là một tư tưởng mới mẻ trong Do Thái giáo và sẽ
luôn gây tranh cãi. Sẽ đến lúc các giáo sĩ Do Thái chia thành hai phe, phe tin vào
điều đó và phe không tin. Dù sao, đó vẫn là một tư tưởng sẽ tăng tốc trong tương
lai. Daniel không tin vào sự phục sinh của từng cá nhân sau khi họ chết đi mà tin
vào cái gọi là một sự phục sinh chung hết. Mọi người sẽ nằm trong nấm mồ của
mình cho đến khi Chúa đưa lịch sử nhân loại vào hồi cuối, khi mọi người sẽ trỗi
dậy cùng một lúc để đối diện với sự phán xét dành cho mình. Daniel cho rằng
ngày đó không còn xa nữa.
Daniel còn đưa ra một ý tưởng lớn khác. Để chứng minh hồi kết đã gần kề,
Thiên Chúa sẽ gửi một “đặc vụ” bí ẩn gọi là Messiah, hay một Đấng Cứu Thế,
đến để giúp mọi người chuẩn bị cho cuộc tấn công cuối cùng. Messiah có nghĩa
là “người được xức dầu thánh”. Trong quá khứ, khi người Do Thái bầu ra một vị
vua để dẫn dắt dân tộc, họ sẽ bôi dầu thánh lên đầu vị ấy, một dấu hiệu cho thấy
đó là một bầy tôi của Chúa. Daniel nói với con dân Israel rằng thời gian sắp hết
và nỗi khổ đau của họ sẽ sớm chấm dứt. Và dấu hiệu của thời điểm đó là sự xuất
hiện của Đấng cứu thế Messiah. Nhưng ngài sẽ không đến từ vũ trụ, cũng không
phải từ Thiên đường. Ngài sẽ là một người đang sống giữa mọi người. Sẽ đến lúc
ta trông thấy ngài, danh tính của ngài được hé lộ. Có thể ngài đang ở đây rồi, vậy
nên hãy để mắt trông chừng! Bằng cách đó, Daniel đã đem lại cho dân Do Thái
niềm hy vọng vào một thời điểm mà các khổ nạn của họ sẽ kết thúc và Thiên
Chúa sẽ lau đi những dòng nước mắt của họ. Thế là họ bắt đầu theo dõi và chờ
đợi Đấng Messiah. Nhưng ngài đã không bao giờ tới. Tình hình chỉ tệ hơn mà
thôi.
Những khổ nạn dưới thời vua Antiochus chẳng là gì nếu đem so với điều
xảy ra khi quân La Mã chiếm được Palestine vào năm 63 TCN. Tiếp theo đó là
một giai đoạn biến loạn triền miên kéo dài 150 năm, xen giữa là những cuộc
chiến tranh, trước khi hồi kết thực sự tới. Một lần nữa, ngôi đền ở Jerusalem
giống như cột thu lôi. Với người Do Thái, ngôi đền còn quý giá hơn cả mạng
sống của họ. Nó chứa đựng biểu tượng cho vị Thiên Chúa đã gọi dân họ đi khỏi
Ai Cập hơn một ngàn năm trước. Sự nồng nhiệt sôi sục họ dành cho vị thần của
họ đã làm bối rối cả những kẻ cai trị mới, những người La Mã. Đối với dân La
Mã, thần linh là một điều rất phổ biến. Những ai có lý trí sẽ không xem chủ đề đó