LƯỢC SỬ TÔN GIÁO - Trang 86

bé nhất ở Ấn Độ. Người Parsee tin rằng cơ thể người chết là không sạch sẽ, cho
nên nếu đem chôn xác người, họ sẽ làm ô uế chỗ đất đã chôn xác; nếu đem hỏa
táng thì họ sẽ làm ô uế ngọn lửa đã thiêu xác. Họ cũng tin là cần phải tử tế với
các loài vật ăn xác chết vì chúng góp phần giữ cho đất đai được sạch sẽ, thế nên
họ xây các tòa tháp gọi là Trầm Mặc Tháp, trên đó họ phơi các tử thi dưới ánh
nắng mặt trời và những cái mỏ nhọn hoắt của quạ và kền kền. Một khi các xác
người chết đã được trải trên tháp, chẳng mấy chốc phần da thịt sẽ bị chim rỉa hết,
để lại bộ xương dần trắng hếu và rời ra. Cuối cùng, xương cốt được gom vào hầm
chứa hài cốt ở tâm tháp, từ từ rã thành bụi, ngấm vào trong đất rồi trôi ra biển.
Vậy là sự mất mát của con người do cái chết lại trở thành một món quà giúp duy
trì sự sống cho các loài động vật đã ăn xác. Mọi thứ được trả về tự nhiên. Không
có gì bị lãng phí.

Dù những người Parsee xây các Trầm Mặc Tháp này đã sống ở Ấn Độ trong

nhiều thế kỷ, họ vốn xuất xứ từ vùng Persia hay Ba Tư như cái tên của họ đã gợi
ý. Ba Tư là tên gọi mà người Hy Lạp đặt cho đất Iran xua kia, vùng nằm phía Tây
Bắc Ấn Độ. Người Parsee theo một tôn giáo gọi là Hỏa giáo vốn có nguồn gốc ở
Iran, ra đời cùng lúc với thời kỳ người Israel bị lưu đày ở Babylon vào thế kỷ 6
TCN. Ngoài những người Parsee ở Ấn Độ, hiện trên thế giới không có nhiều
người theo Hỏa giáo; tuy thế tôn giáo này đã ảnh hưởng sâu sắc đến các truyền
thống tín ngưỡng khác, kể cả Do Thái giáo. Bởi Do Thái giáo còn khai sinh ra Ki
tô giáo và Hồi giáo, hai tôn giáo thuộc hàng phổ biến nhất thế giới, nên ta có thể
coi Zoroaster, vị sáng lập Hỏa giáo, là một trong các nhân vật tôn giáo có sức ảnh
hưởng nhất trong lịch sử. Chúng ta không thể chắc chắn về ngày tháng thuộc thời
kỳ rất ít di cảo được giữ lại, nhưng có nhiều khả năng Zoroaster sinh năm 628
TCN và mất năm 551 TCN do bị một giáo sĩ đối lập ám sát.

Thực tế, việc một giáo sĩ như Zoroaster bị một giáo sĩ khác giết chết nhắc

chúng ta nhớ lại một trong những đặc điểm nổi bật nhất của tôn giáo: khả năng
gây ra bất đồng mang tính bạo lực. Vì cội nguồn đích thực của tôn giáo không
phải là một nơi chốn mà ta có thể khảo sát như khi đo diện tích một hòn đảo nào
ngoài khơi xa để dàn xếp tranh chấp. Cội nguồn của tôn giáo là thứ vượt khỏi
Trái đất, trong một thực tại bên ngoài thực tại này. Các bí mật tôn giáo là do các
vị tiên tri tiết lộ cho ta biết, khi họ tuyên bố đã xâm nhập được vào các điều bí ẩn
đó. Họ thông báo với cả thế giới những gì các tiếng nói mặc khải đã cho họ biết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.