LƯỢC SỬ TÔN GIÁO - Trang 94

Tuy vậy, Trung Hoa có cách tiếp cận tôn giáo của riêng họ và từ chính xác

nhất để mô tả nó là thực dụng (Pragmatic). Từ này có gốc từ tiếng Hy Lạp mang
ý nghĩa dễ hiểu là hành động hoặc việc làm, cũng là gốc của từ practical, tức
thiết thực, trong tiếng Anh. Nó nghĩa là thực hành, hiểu theo ý đối chọi với lý
thuyết, làm-đúng hơn là tin-đúng.

Ngay cả tôn giáo đa thần xưa kia của người Trung Hoa cũng có tính thực

tiễn và căn theo sự việc thực tế. Các vị thần khi đó đại diện cho sức mạnh của tự
nhiên hoặc sự thất thường của thời tiết. Trong các nghi lễ, người dân thường cầu
khấn các vị thần ban cho điều kiện thuận lợi và xua đi những gì gây hại cho họ.
Vị thần tối cao của họ, vị đứng đầu các thần thánh trên Thiên Đình là Ngọc
Hoàng Thượng Đế, sẽ đem mưa tưới tắm các cánh đồng cho họ có cái ăn. Ngoài
ra, nơi có mưa thì cũng có lụt lội. Vị thần gắn với bão lụt là Cộng Công (Gong
Gong
). Và nơi có lụt thì cũng có khi lại bị hạn hán. Nữ thần cai quản việc hạn
hán là Nữ Bạt (Ba). Rồi còn gì quan trọng hơn là đồ ăn nuôi sống con người?
Vậy nên có thần hạt kê, tên gọi Hậu Tắc (Hou Ji), ca ngợi tầm quan trọng của cây
ngũ cốc trên các cánh đồng.

Giữ cho các thế lực tự nhiên cân bằng là điều hợp lý, một hành động thực

tiễn đáng làm. Tôn giáo lúc này không phải là việc tin vào cái gì, mà là việc sẽ
làm những cái gì. Thật là đúng đắn nếu có thể điều tiết các thế lực tự nhiên để
mang đến những điều tốt lành cho cộng đồng.

Bên cạnh việc cố gắng kiềm chế vị thần của giới tự nhiên, người Trung Hoa

còn có một bộ các quỷ thần ranh mãnh mà họ muốn tránh: ma quỷ, yêu quái, yêu
tinh, quỷ hút máu người, quỷ lùn và rồng. Để xua đuổi chúng, họ đã sáng chế ra
pháo hoa và đến nay, dân tộc họ vẫn yêu thích các màn trình diễn pháo hoa hoành
tráng.

Người Trung Hoa có cách hồi đáp rất thực tế đối với các hiện tượng tự nhiên

nhưng hầu như không có cái nào bắt nguồn từ tôn giáo đa thần của họ cả. Các vị
thần của họ là những hình dung phổ biến về quá khứ xa xưa của nhân loại và xuất
phát từ sự mơ mộng của tâm trí khi nhìn ngắm vũ trụ diệu kỳ quanh họ. Đến thế
kỷ 5 và 6 TCN, chúng ta mới thấy cách tiếp cận thực tiễn này của Trung Hoa đạt
đến mức độ rõ ràng và đường hướng mới. Trong khoảng thời gian các tín đồ Phật
giáo và Kỳ-na giáo đang phản biện lại Ấn Độ giáo, còn dân Do Thái chịu lưu đày

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.