LƯỢC SỬ TÔN GIÁO - Trang 95

ở Babylon đang nghĩ lại về bản chất của Chúa, ta bắt gặp một phong thái khác ở
các nhà tư tưởng Trung Hoa. Các nhà hiền triết này áp dụng tư duy sáng tạo của
họ vào chính thế giới này, chứ không phải thế giới sau-cái-chết, thế giới sẽ tới.
Và nhà hiền triết quan trọng nhất có tên Khổng Phu Tử hay Khổng Tử.

Khổng Tử là danh hiệu tôn kính mà hậu thế dành cho Khổng Khâu, một vị

quan sâu sắc tại một trong các tiểu quốc của Trung Hoa thời đó. Chúng ta chỉ biết
sơ lược về cuộc đời ông, nhưng qua các tác phẩm ông viết, ta bắt gặp một tư
tưởng thông thái và rộng lượng mà phải rất lâu sau khi ông mất, sức ảnh hưởng
của nó mới đạt đỉnh điểm. Ông sinh năm 551 TCN giữa một giai đoạn hỗn loạn
của đất nước, khi các tiểu quốc đang liên miên gây chiến với nhau. Giống như
các chính trị gia và nhà tư tưởng của thế kỷ 21 này đang cố tìm câu trả lời cho các
vấn đề của nhân loại, các hiền triết Trung Hoa khi đó cũng đưa ra giải pháp cho
các khó khăn của nước nhà. Và các giải pháp này cũng không khác mấy những gì
ta hay nghe được từ các chính trị gia thời nay. Đáp trả bạo lực bằng bạo lực. Lấy
lửa đấu lại lửa. Đánh lại kẻ thù mạnh hơn khi chúng đánh ta. Làm ra súng to hơn
và bom gây thương vong nhiều hơn. Và tìm những nhà lãnh đạo cứng rắn hơn để
đối phó với kẻ xấu. Xuyên suốt lịch sử là các chiến lược chính trị thường nghe
như kịch bản của một bộ phim bom tấn Hollywood mới nhất nào đó.

Quan điểm của Khổng Tử lại khác. Ông khuyên các lãnh chúa nên đặt mục

tiêu là vì phúc lợi của nhân dân. Và để đạt mục tiêu đó, họ nên chọn các viên
quan có đủ đạo đức và kỹ năng để giải quyết các mối bất hòa giữa người với
người mà không phải dùng đến bạo lực. Các lãnh đạo thời đó lắng nghe và cúi
đầu trước tư tưởng của Khổng Tử, rì rầm tán thưởng. Nhưng không ai sẵn sàng
áp dụng như lời ông nói. Bản thân Khổng Tử ngoài sự thông tuệ còn có cả đức
kiên nhẫn. Ông dành phần đời còn lại giảng giải những học thuyết của mình cho
các đệ tử, hy vọng một ngày nào đó sẽ có một vị vua anh minh có thể đem chúng
ra áp dụng. Ông mất năm 479 TCN nhưng các đệ tử đã kịp ghi lại lời ông thành
sách nên tư tưởng của ông còn sống mãi và sẽ đến ngày chúng được phát huy.
Vào khoảng năm 100 TCN, một vị hoàng đế lên ngôi và đưa các tư tưởng của
Khổng Tử vào thực tế, từ đó nó trở thành nền tảng triết học chủ đạo ở Trung Hoa
cho đến khi chế độ phong kiến sụp đổ vào năm 1912. Ngày nay, các nguyên tắc
do Khổng Tử đề xuất vẫn còn chỗ đứng ngay cả trong Trung Quốc hiện đại.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.