LƯỢC SỬ TÔN GIÁO - Trang 96

Tư tưởng chính của Khổng Tử đối nghịch với chủ nghĩa cá nhân thô kệch

hay sự cực đoan của những kẻ cô độc muốn chống lại xã hội và các khuôn khổ xã
hội. Khổng Tử dạy rằng: từ lúc mới sinh, chúng ta đã ở trong một mạng lưới các
mối quan hệ và chúng ta không thể sống thiếu các mối quan hệ đó được. Cái gì
tốt cho cộng đồng thì tốt cho cá nhân, dù đôi khi điều đó đồng nghĩa với việc phủ
nhận các mong ước riêng tư của cá nhân. Cuộc sống là một mối tương hỗ qua lại.
Xã hội là một thể thống nhất mà tất cả chúng ta là thành viên trong đó. Các bộ
phận riêng lẻ không thể sống sót nếu tách ra khỏi cơ thể chung là xã hội.

Và tình yêu thương hay lòng từ bi là chất keo kết dính tất cả với nhau. Từ bi

cũng có nghĩa là đồng cam cộng khổ. Những người từ bi sẽ cố gắng cảm nhận
theo trải nghiệm của người khác để thấy sự việc từ góc độ của người khác. Từ lời
dạy của Khổng Tử, ta nhận ra những phiên bản xa xưa của cái ngày nay gọi là
Quy tắc Vàng, thường được phát biểu ở cả dạng khẳng định và phủ định: “Hãy
làm cho người khác điều bạn muốn họ làm cho bạn” và “Đừng làm cho người
khác điều bạn không muốn ai làm cho bạn”.

Chữ Khổng Tử dùng để diễn tả tinh thần hiểu và cảm thông với người khác

Nhân. Để nhất quán với nguyên tắc thực dụng của người Trung Hoa, nhân
đây nên nhìn theo hành động chứ không đơn thuần chỉ hiểu trên lý thuyết. Nếu
bạn hy sinh mạng sống của mình để cứu những người khác, bạn đang hành nhân.
Nếu tôi đang trên đường đến cửa hàng mua một món đồ mà tôi đã để dành tiền từ
lâu để mua nó, thế rồi tôi đưa số tiền cho một người nhập cư không nhà không
cửa, thì tôi đang hành nhân. Nhân là hành vi thông tuệ nhất mà một con người có
thể làm. Nó xem người khác quan trọng hơn bản thân mình. Đó cũng chính là
tinh thần mà Khổng Tử muốn thấy ở các bậc lãnh đạo và chính trị gia. Ông muốn
các vị ấy tập trung vào hạnh phúc của nhân dân chứ không chỉ thỏa mãn tham
vọng của cá nhân. Đồng thời, ông hy vọng thường dân sẽ nơi theo tinh thần rộng
lượng đó khi phán xét các nhà lãnh đạo đang cố gắng điều hành đất nước trong
thời kỳ khốn khó.

Cách Khổng Tử giải quyết bất đồng và mâu thuẫn giữa người và người dạy

chúng ta bài học về sự kiên nhẫn, quan tâm cũng như lòng nhân ái với người
xung quanh. Chính vì thế mà trong quá trình thực hành, tư tưởng đó thường gắn
liền với một tác phong nhã nhặn bặt thiệp. Nhã nhặn và kiên nhẫn là chỉ dấu của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.