LƯỢC SỬ TÔN GIÁO - Trang 97

một tâm thức nhận biết được sự phức tạp của các mối quan hệ và sự thận trọng
khi xây dựng chúng. Đến tận bây giờ, sự nhã nhặn trong tương tác giữa người với
người có vẻ phổ biến ở người phương Đông tâm tính kiên nhẫn hơn là ở người
phương Tây nóng vội.

Thế nhưng, chẳng phải tư tưởng Khổng Tử nên được hiểu như một trường

phái triết học hơn là một tôn giáo sao? Định nghĩa được sự khác nhau giữa hai
thuật ngữ này sẽ giúp ta xác định được câu trả lời. Triết học, có gốc từ tiếng Hy
Lạp, nghĩa là “yêu sự hiểu biết trong mọi dạng thể của nó”. Một dạng được hiểu
là triết học đạo đức là ngành nghiên cứu cách sống tốt nhất hay thông thái nhất
trên thế giới này. Trong khi đó, tôn giáo quan tâm nhiều hơn đến cái nằm ngoài
thế giới này, ở ngoài kia, cái gì chờ đợi chúng ta sau khi đời này chấm dứt.

Đạo Khổng lại không chú ý đến những câu hỏi đó mà tập trung vào việc giải

quyết cuộc sống trên Trái đất này vì lợi ích tốt đẹp của cộng đồng con người, chứ
không đi kiếm công lao hay tránh các hình phạt trong kiếp sau. Cuộc đời là để
sống tốt và trọn vẹn trong chính nó, chứ không chỉ là khúc dạo đầu cho những gì
có thể xảy đến sau cái chết.

Tuy vậy, có một khía cạnh trong đạo Khổng khiến nó có phần giống như

một tôn giáo: cách nó nhìn nhận cái chết và sự tôn kính dành cho ông bà tổ tiên.
Nhưng điều này có thể hiểu là sự mở rộng của triết lý xem con người được gắn
kết với nhau trong xã hội. Ngay cả cái chết cũng không chia rẽ được mối gắn kết
đó giữa chúng ta. Vì thế mà trong xã hội theo đạo Khổng, người chết thường
được khóc thương da diết và ký ức về họ cũng được lưu giữ mãi mãi. Thời gian
tưởng nhớ sau khi một người qua đời là khác nhau nhưng có thể kéo dài hơn hai
năm với con cháu của người đã khuất; trong hai năm đó, họ không làm việc, quan
hệ tình dục, chỉ ăn thức ăn đơn giản nhất, không mặc quần áo đẹp hay tận hưởng
các thú vui nói chung.

Thế nhưng đạo Khổng không chỉ tôn kính tổ tiên bằng cách tưởng nhớ sự

mất mát như vậy. Người chết vẫn chưa chấm dứt sự tồn tại. Ta cũng chưa mất
liên lạc với họ. Họ có thể đã rời trần gian và đi đến cõi khác, nhưng sự hiện diện
của họ trong đời sống của ta vẫn được duy trì. Xa mặt không có nghĩa là cách
lòng. Thế nên, đạo Khổng có một ngày lễ mùa xuân phổ biến là Tết Thanh Minh,
khi đó các gia đình cùng đi viếng mộ ông bà tổ tiên để được gần gũi và vui vầy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.