– Lại đây nào, Paulie! – Anh gọi.
Đang nằm cuộn tròn bên chân tôi, Paulie ngước mắt lên nhìn tôi rồi lể
mề nhỏm dậy tiến về phía anh. Paulie và tôi đểu hiểu tiếng gọi ấy có nghĩa
là gì. Nghĩa là anh có chuyện muốn nói với tôi. Không nhớ cơ sự bắt đầu từ
khi nào, chỉ nhớ anh không còn gọi tôi nữa, mà chỉ gọi Paulie. Tôi đưa tay
phủi thớt và quay vào phòng khách.
– Anh sẽ cho người sang đóng gói bức tranh kia. Sẽ dặn họ liên lạc trước
để đến đúng lúc em có nhà. Anh cũng đã tới ngân hàng làm thủ tục cho các
tài khoản chung của anh và em, để em khỏi phải tự xoay xở. Còn quên gì
thì anh sẽ gọi điện sau... Anh thực sự không biết người ta thường làm gì
trong những tình huống kiểu này. Một tuẩn nữa anh đi công tác Dubai, ở lại
đó khoảng hai tuần. Chìa khóa nhà thì chắc anh không trả cho em được, vì
còn phải đến thăm Paulie.
Anh chợt im bặt, vẻ áy náy. Nếu chúng tôi có một đứa con, chắc anh
cũng nói sẽ ghé vể thăm con thế này đấy nhỉ? Tôi cũng không biết người ta
thường làm gì ở chặng cuối của một mối quan hệ. Nên bắt chước anh, nói
vội vàng cho xong những điểu cần nói như thể đang bị săn đuổi, hay nên
khóc lóc và cô gắng kéo dài thời gian?
– Anh có muốn ăn gì không? – Tôi hỏi, quan sát khuôn mặt xanh xao
của anh.
– Hở? Em điểm tĩnh thật nhỉ – Anh nhoẻn cười.
Đó quả không phải điểu thích hợp nhất để nói với người vừa đá mình,
nhưng tôi không thể nghĩ ra câu nào thi vị hơn, mà cũng chẳng biết chuyện
gì đáng để nhắc đến cả. Gogol viết rất đa dạng về ẩm thực, rõ là bị thức ăn
ám ảnh. Các cặp đôi trong truyện của ông luôn biểu lộ tình yêu bằng cách
bón cho nhau cá tầm hun khói, thạch trái cây, xúc xích, bánh tráng, nấm,
dưa... Có cặp vợ chồng kia ăn những bữa thịnh soạn mười một món hằng
ngày. Đến khi người vợ hấp hối, câu cuối cùng mà chồng cô nói là, “Em
hãy ăn chút gì đó nhé.” Vợ qua đời rồi, anh ta ngồi khóc ròng trước những
món ăn cô yêu thích, và tự kết liễu bằng cách bỏ đói mình tới chết. Tôi hy