LƯƠNG VĂN CAN - XÂY DỰNG ĐẠO KINH DOANH CHO NGƯỜI VIỆT - Trang 101

***

Nhưng dẫu vậy, nghề buôn bán ở Việt Nam thời gian đó vẫn không thực sự
phát triển mạnh như những gì mà các nhà Đông Kinh Nghĩa Thục mong
muốn. Bằng chứng là không có nhiều doanh nhân thực sự có thể cạnh tranh
với người Pháp trừ một số gương mặt tiêu biểu. Những tấm gương doanh
nhân Việt thành công vẫn chỉ là những con số rất hiếm hoi, đếm trên đầu
ngón tay và bản thân họ cũng phải chịu sức ép rất lớn trước những nhà tư
sản lớn của Pháp. Rất nhiều nhà buôn, nhà sản xuất sau một thời gian hành
nghề đã phải đóng cửa. Nhìn chung, mô hình kinh doanh ở Việt Nam vẫn
nhỏ lẻ, mang tính tự phát và chưa thực sự cạnh tranh được với tư bản nước
ngoài.

Một trong những lý do mà thời đó được lý giải là do sự non trẻ của giới
doanh thương Việt Nam, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm trên thương trường
nên cũng khó mà chống chọi được trên sân chơi chung với các tư bản Pháp
và Hoa kiều.

Bên cạnh đó, thương giới Việt thời đó còn có rất nhiều tồn tại cần vượt qua
để thực sự phát triển vững mạnh. Trước đây, nghề buôn không có chỗ đứng,
người đi buôn chỉ dựa vào sự nhạy bén riêng của cá nhân, những “chiêu
thức” được lưu truyền bằng đường miệng hoặc là nghề cha truyền con nối.
Không ít người đến với nghề buôn bán một cách mò mẫm, từ việc buôn
thúng bán bưng mà dần phất lên, tích lũy kinh nghiệm để trở thành một nhà
buôn. Đó là một con đường gập ghềnh, manh tính tự phát, rất khó có thể
phát triển thực sự lớn mạnh khi chưa có những hướng dẫn manh tính định
hướng.

Nhìn lại, trong lịch sử của nghề kinh doanh, chưa từng có một cuốn sách về
kinh doanh cũng như chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu của các doanh
thương người Việt. Trong thời thế mang tính cạnh tranh với các tư bản nước

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.