LƯƠNG VĂN CAN - XÂY DỰNG ĐẠO KINH DOANH CHO NGƯỜI VIỆT - Trang 99

địch quốc, thế thì sự buôn cũng không nên câu nệ như xưa mà chẳng lưu
tâm nghiên cứu.

Cách chúng ta cả gần 1 thế kỷ mà cụ Can đã cảm nhận được cái không khí
“hoàn cầu đi lại như một nhà” mà đến tận năm 2006, sau khi Việt Nam đặt
chân vào WTO người dân Việt Nam mới “thấm” được điều đó.

Trong nhiều bài viết cổ súy cho thương giới Việt, Lương Văn Can luôn
nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh thương. Với một nhãn quan sáng suốt,
cụ Cử đã nhìn ra vai trò sống còn của nghề kinh doanh đối với sự phát triển
chung của đất nước. Cụ nhấn mạnh: “Đương buổi thế giới cạnh tranh này,
các nước phú cường không đâu là chẳng đua tài thi sức ở trong trường
thương chiến, văn minh càng tiến bộ, buôn bán càng thịnh đạt. Buôn bán
thịnh đạt thời trong nước giàu mạnh không biết đâu là cùng, buôn bán suy
thời trong nước nghèo yếu không biết đâu mà kể, cứ xem cái trình độ buôn
bán một nước cao hay thấp, rộng hay hẹp thời xét được dân nước ấy giàu
hay nghèo, văn hay dã[2]. Việc buôn bán có quan hệ thịnh suy như thế, ta
há nên coi thường xem khinh được sao?”

[2] Văn minh hay dã man

Cụ Cử đã coi buôn bán không chỉ quan hệ tới sự giàu nghèo của đất nước
mà còn liên quan tới cả nền văn minh của dân tộc đó, và như vậy, sự phát
triển của thương nghiệp có ảnh hưởng sâu sắc tới sự thịnh suy của đất nước.
Điều mà cụ Cử chia sẻ với đồng bào thế kỷ trước vẫn còn nguyên giá trị
trong thời buổi toàn cầu hóa ngày hôm nay.

Sau những nỗ lực của các nhà trí thức cổ súy cho sự phát triển của nghề
kinh doanh, thời kỳ tiếp theo, bắt đầu nổi lên những tên tuổi người Việt
trong giới doanh thương. Đầu tiên phải kể đến Nhà công nghiệp Trương
Văn Bền (1883 - 1956) tại Sài Gòn. Xuất phát từ một người làm nghề thủ
công, năm 1918 ông đã có trong tay một nhà máy nấu dầu dừa, sản xuất xà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.