nói chung và sự khuyếch trương nghề kinh doanh buôn bán của các chí sĩ
yêu nước từ trường Đông Kinh Nghĩa Thục nói riêng đã phát động và tự
mình đi đầu làm tấm gương cho dân chúng noi gương. Ngoài ra, sự tác
động của một số tờ báo thời đó mà chủ bút và những cây viết đa số là
những người có tư tưởng tiến bộ, đã góp tiếng nói tích cực tôn vinh nghề
kinh doanh. Đầu tiên phải kể đến Đăng Cổ Tùng Báo, tờ báo được coi là cơ
quan ngôn luận của các nhà nho sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục. Rất nhiều
bài viết trên tờ báo này đã ra sức cổ vũ cho phong trào thực nghiệp, lập hội
buôn, chấn hưng nền kinh tế của nước nhà. Rất tiếc là tờ báo đã bị Pháp
đóng cửa chỉ sau 8 tháng lưu hành.
Trong nam thì có tờ báo Nông cổ mín đàm (ngồi uống trà bàn chuyện làm
ruộng và đi buôn) ra số đầu tiên vào ngày 1.8.1901, phát hành thứ năm hàng
tuần tại Sài Gòn, được coi là tờ báo kinh tế đầu tiên ở Việt Nam. Trên Nông
cổ mín đàm cũng đăng tải rất nhiều bài viết cổ vũ cho nghề kinh doanh,
buôn bán, mở mang công thương, phổ biến khoa học Tây phương, chống sự
thủ cựu mê tín và đả phá các hủ tục.
Sự cổ vũ, khuếch trương thực nghiệp bằng phương tiện báo chí đã góp phần
rất tích cực vào việc khẳng định vị trí của nghề kinh doanh trong thời kỳ
mới.
Lương Văn Can là một trong những người ủng hộ hết lòng cho sự phát triển
của thương nghiệp. Khó ai có thể hình dung một vị nho học cách chúng ta
gần một thế kỷ đã nhìn thấy tầm quan trọng của nghề kinh doanh đối với sự
phát triển của dân tộc. Thời đó, cụ đã nhìn thấy một sự giao thương mang
tầm quốc tế: Bây giờ phong khí mở rộng, hoàn cầu đi lại như một nhà,
đường bộ thì có hỏa xa, đường thủy thì có hỏa thuyền, không trung thì có
tàu bay, lại thêm điện báo để thông thư tín, điện thoại để thông âm ngữ, tin
tức đã mau, vận tải rất tiện, người mà thông buôn bán thì làm giàu cũng dễ.
Tục ngữ có câu rằng: Phi thương bất phú, các đại quốc do thông thương
mà làm được phú cường, các nhà đại tư bản do kinh thương mà phú gia