Trong ngôn ngữ đời thường cũng “khắc họa” một chân dung người làm
nghề buôn bán theo quan dân gian. Câu nói “buôn gian, bán lận” dường như
đã “đóng đinh” cho hình tượng của những người làm nghề buôn bán suốt
một thời gian dài. Thậm chí thời bao cấp chúng ta cũng vẫn còn nhắc nhiều
tới cụm từ đó. Không biết từ khi nào dân gian đã mặc nhiên dùng từ “con
buôn” để “chỉ mặt, đặt tên” cho những người hành nghề buôn bán - một
cách gọi tên hàm chứa sự khinh thị, thiếu tôn trọng. Thành ngữ “đầu đường
xó chợ” cũng phần nào ám chỉ những người làm nghề nay đây mai đó, trong
đó có nghề kinh doanh buôn bán... Đó là điều hết sức nghịch lý mà chỉ khi
chúng ta lấy những quan niệm trong văn hóa Việt ra mới có thể lý giải được
Như vậy, trong xã hội cũ, nghề buôn không được bình đẳng so với những
nghề khác - trong suy nghĩ của đại bộ phận nhân dân, bị xếp ở một vị trí
thấp kém.
Tất nhiên, nghề nào cũng có những hạn sạn của nó, ngay cả trong những
nghề được xem là cao quý nhất. Những nhận định về nghề buôn bán như
trên cũng phần nào phản ánh mặt trái của lớp người hành nghề buôn bán.
Song chính từ chuyện kỳ thị này đã ngày càng đẩy nghề buôn xuống hàng
thứ yếu.
Việc buôn bán quan hệ tới sự thịnh suy của quốc dân
Do quan niệm và cũng do các chính sách của nhà nước phong kiến, nghề
kinh doanh hầu như không được phát triển. Khi thực dân pháp xâm lược
nước ta, sự phân hóa xã hội diễn ra rất nhanh chóng. Một số tầng lớp mới
nhanh chóng được hình thành, trong đó có tầng lớp tư sản, tiểu tư sản. Nghề
kinh doanh bắt đầu được sinh sôi nảy nở như nấm sau mưa.
Như chúng tôi đã từng đề cập tới trong cuốn sách này, sự phát triển của
nghề kinh doanh, sản xuất có ảnh hưởng không nhỏ từ phong trào Duy tân