LƯƠNG VĂN CAN - XÂY DỰNG ĐẠO KINH DOANH CHO NGƯỜI VIỆT - Trang 95

công thương nghiệp của nhà nước phong kiến đã làm cản trở xu thế phát
triển này. Đặc biệt, từ đầu thế kỷ 19 trở đi, chính sách kinh tế của nhà
Nguyễn đã làm cho thương nghiệp sút kém hẳn so với trước (gạo từ Nam
Định chở vào Nghệ An phải nộp thuế đến 9 lần. Minh Mạng vì sợ nông dân
tụ họp lại khởi nghĩa nên ra lệnh cấp họp chợ...)” Thời nhà Nguyễn, do nỗi
lo bị giặc ngoại xâm tràn vào bờ cõi, triều đình đã ban hành chính sách bế
quan tỏa cảng, không giao lưu với thế giới bên ngoài. Và như vậy, nền kinh
tế hàng hóa đã bị bóp nghẹt, phải tồn tại trong tình trạng lay lắt.

Những chính sách của nhà nước phong kiến và quan niệm cổ hủ trong xã
hội lúc đó khiến cho việc buôn bán không được nhiều người coi là một
nghề chính. Dù có hình thành các khu đô thị nhưng thực tế thì không có sự
tách biệt rõ ràng giữa đô thị và miền quê. Nghề buôn bán lại hầu như bị
xem là việc của phụ nữ làm trong lúc nông nhàn, một hình thức buôn thúng
bán bưng, không được phát triển theo quy mô lớn. Còn nam giới thì phải
tham gia vào các việc được coi là “to tát” hơn như học để thi đỗ làm quan,
hoặc đi lính, hay bét ra cũng phải làm một nông dân chân chỉ hạt bột, gắn
bó với đồng ruộng. Những em bé tóc còn để chỏm đã làu thuộc bài học
trong cuốn Ấu học ngũ ngôn thi - những bài thơ 5 chữ do các nhà nho Việt
Nam soạn ra để dạy cho trẻ lên 5:

Thiên tử trọng hiền hào

Văn chương giáo nhĩ tào

Vạn ban giai hạ phẩm

Duy hữu độc thư cao

(Nhà vua quý trọng anh hào

Văn chương là chỗ người nào cũng nên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.