LƯƠNG VĂN CAN - XÂY DỰNG ĐẠO KINH DOANH CHO NGƯỜI VIỆT - Trang 94

I. Doanh nhân Việt thời Pháp thuộc

Trọng sĩ, khinh thương - chuyện xưa là thế

Có thể nói, chuyện kinh doanh buôn bán còn khá xa lạ với người Việt dưới
chế độ phong kiến, thậm chí nghề buôn chưa từng được coi trọng cho tới
khi có phong trào chấn hưng thực nghiệp của các tổ chức Đông Du - Duy
Tân rầm rộ từ nam chí bắc.

Trong suốt chiều dài lịch sử của Việt Nam cho tới trước khi người Pháp
xâm lược, việc giao thương hàng hóa rất hạn chế. Nghề buôn bán kinh
doanh không hầu như không phát triển. Do tính chất của một nền kinh tế tự
cấp tự túc nên chúng ta có thời gian dài đóng cửa trước những hoạt động
giao thương với người nước ngoài.

Hơn nữa, chính sách kinh tế “dĩ nông vi bản” - lấy nông nghiệp làm ngành
sản xuất cơ bản cho sự phát triển kinh tế của đất nước- đã hầu như xuyên
suốt các triều đại ở Việt Nam, ngay từ khi lập quốc cho tới lúc nhà Nguyễn
trở thành bù nhìn dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp. Bên cạnh đó là chủ
trương “trọng nông ức thương”, - thương nghiệp bị chèn ép không được
khuyến khích phát triển như nghề nông - đã dẫn tới một hệ thống quan niệm
coi thường thương nghiệp. Đặc biệt, dưới triều Nguyễn, do thi hành những
chính sách kinh tế có tính chất kìm hãm sự phát triển của công thương
nghiệp như đánh thuế thật cao vào các ngành nghề thủ công, buôn bán... đã
làm cho thương nghiệp hầu như không có sự tiến bộ nào đáng kể. Trong
Lịch sử kinh tế Việt Nam và các nước có nhận định, rằng dù các đô thị được
mở mang, phát triển cả ở trong Nam và ngoài Bắc song “chính sách ức chế

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.