LƯƠNG VĂN CAN - XÂY DỰNG ĐẠO KINH DOANH CHO NGƯỜI VIỆT - Trang 104

Cuốn sách đuợc in tại nhà in Thụy-Ký Hà Nội, lần xuất bản đầu tiên
với số lượng 1.000 cuốn, ra mắt độc giả vào trung tuần tháng 2 năm
Mậu Thìn (1928).

Trong cuốn sách mỏng này, ít ai ngờ, chứa đựng không chỉ những kiến thức
qu ý báu cho nhà buôn ta thời bấy giờ mà còn mang một ý nghĩa lịch sử: nó
được coi là cuốn sách giáo khoa đầu tiên dành cho thương giới do một
người Việt biên soạn ra trong những ngày đầu các nhà buôn của ta trên con
.đường tập buôn bán và cạnh tranh với tư bản quốc tế

Trong lời Tựa của cuốn sách, Lương Văn Can đã nói rõ mục đích của mình
khi cầm bút soạn nên Thương học phương châm:

“... Nước ta ngày trước học Nho chỉ chí tại thi đỗ để ra làm quan, ngày
nay học Tây chỉ chí tại tốt nghiệp để ra làm việc, ít người có chí làm thực
nghiệp, hoặc có một bọn muốn học nghề buôn, mà tư bản đã ít, học thức
cũng kém, chỉ được mấy năm thì thất bại, khánh tận ngay, ấy chỉ bởi
không có học mà đến thế. Ôi! Sự buôn rất là phiền phức, nào là tư bản,
nào tính toán, nào sổ sách, nào thư từ, nào mua hàng, nào bày hàng, nào
bán hàng, nào tính hàng, nào thương hiệu, thương địa, thương điếm,
nào cách tiếp dân, nào quảng cáo, việc gì cũng phải có cơ-quan
[1], nếu
không biết thương học, đủ cả thương đức thương tài thì không được. Tôi
không phải là người biết buôn, chỉ nhặt lấy các sách quan hệ về sự buôn,
lược dịch ra như sau này để độc giả chọn lấy mà xem cho biết sự thể tình
hình, may ra nghề buôn nước ta có phát đạt hơn trước được chăng...”

[1] Mưu chước - từ cổ

Lương Văn Can khẳng định, với nghề buôn bán rất cần phải có sự học
hỏi bài bản, khoa học. Nhìn lại trong lịch sử, chúng ta chưa từng có
một cuốn sách dạy nhà buôn phải làm như thế nào. Thời buổi mới, sự
cạnh tranh trong buôn bán cũng khốc liệt hơn, các nhà buôn của ta

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.