“Chẩn bệnh” cho thương giới
Khi bàn về sự phát triển của nền thương nghiệp nước nhà, Lương Văn
Can từng than thở “thậm chí đến cả nước mà không có một cái đại
công ty nào, tiền đồ kinh tế nước ta bao giờ mới có tiến bộ, anh em
trong thương giới đã nghĩ đến chưa?”
Sống giữa buổi giao thời, Lương Văn Can thấu hiểu những khó khăn của
người Việt trên con đường đấu tranh để dành độc lập dân tộc. Muốn đấu
tranh thành công, phải có sức người, sức của. Và thương giới chính là lực
lượng chính tạo ra “sức của” cho xã hội. Người Việt Nam cần phải đề cao
tính tự cường, không để tư bản nước ngoài “qua mặt”.
Là một nhà nho, chuyên dạy học và viết sách, rất tích cực trong phong trào
Duy tân, bản thân Lương Văn Can sống một thời gian dài trong không khí
kinh doanh, buôn bán của Hà Thành. Phu nhân của cụ cử Can là một người
buôn bán rất giỏi dang, khéo léo. Những trang viết về người vợ hiền đã thể
hiện điều đó: “Chính thất của ta vốn dòng khuê môn ở xã Bình Vọng, phủ
Thường Tín. Tính người bình tĩnh, đoan trang, thần sắc luôn tỏa ra sự trong
sáng, nghiêm cẩn mà dịu dàng. Nói năng nhỏ nhẹ và luôn diễn đạt được
mọi ý tứ rõ ràng. Trên 50 năm trong nghề kinh doanh buôn bán, cả đất Hà
Thành ai cũng mến yêu. Là nhà buôn có đức nghiệp, nên đã có đủ kinh tài,
để trên thì phụng dưỡng cha mẹ, và dưới thì biết nuôi dạy con cái nên
người.” Lương Văn Can gọi người vợ hiền của mình là “nhà buôn có đức
nghiệp”, với một thái độ kính trọng hiếm thấy. Con cháu của dòng họ
Lương còn nhớ, dưới sự thu vén của cụ bà, gia đình Lương Văn Can có
thảy 4 cửa hàng bán tơ lụa ở Hà thành. Điều đó đủ cho thấy sự khéo léo và
năng động của cụ bà trong thời điểm đó.
Trong gia đình Lương Văn Can, hầu như ai cũng được tham gia vào công
việc buôn bán. Vì thế, buôn bán cũng là nghiệp chính của nhà cụ Cử. Rồi