không thể chỉ quanh quẩn với những kinh nghiệm truyền miệng, mà
phải được trang bị kiến thức một cách đầy đủ và bài bản. Kiến thức
chính là hành trang cần có để tự tin bước ra thương trường.
Cuốn sách có các mục: Tựa, Tư bản, Tổ chức sự buôn, Tính toán, Sổ sách,
Thư từ, Mua hàng, Thương hiệu, Thương tiêu, Thương địa, Thương điếm,
Bày hàng, Quảng cáo, Giao tế tiếp dẫn, Điều lệ nhà băng, Sự buôn bán ở
nước ta. Nhìn vào các mục trên cũng giúp ta hình dung một cuốn sách
tương đối có hệ thống dành cho những người làm nghề kinh doanh, buôn
bán.
Trong mục Tư bản, Lương Văn Can viết: “Tục ngữ rằng: “có bột mới gột
nên hồ”, nếu không gạo mà muốn thổi cơm thì dẫu khéo cũng đố ai làm
được, cho nên muốn buôn thì phải có tư bản, hoặc của một người, hoặc của
hợp-cổ[2], tùy nhiều ít mà lập thương điếm (...) đời bây giờ không nên
khinh nghề buôn, mà nghề buôn tất phải có tư-bản, tư-bản phải dự bị làm
sao cho chắc chắn, còn như không biết mà làm liều thời là thằng còng làm
cho thằng ngay ăn, tất là hữu lao nhi vô công, nhà kinh-thương không nên
làm vậy.”
[2] Bỏ công sức ra mà không thu được kết quả
Trong các mục sau, cụ dẫn dắt các nhà buôn vào các bài học về buôn bán,
với cách hành văn giản dị, giàu hình ảnh, và dễ hiểu, lại có các ví dụ về các
nhà buôn quốc tế. Đây là một cuốn sách đúc kết kinh nghiệm kinh doanh
buôn bán của người Việt và những bí quyết kinh doanh của người nước
ngoài mà cụ cử Can đã tổng hợp được qua sách báo. Dẫu là những kiến
thức sơ đẳng nhất của nghề kinh doanh vào thời điểm trước 1930, song
Thương học phương châm thực sự là cả một kho kiến thức quý giá cho
những người theo nghề kinh doanh, buôn bán. Nó đã trở thành một cuốn
sách gối đầu giường của thương giới Việt trong nhưng năm 20 của thế kỷ
trước.