LƯƠNG VĂN CAN - XÂY DỰNG ĐẠO KINH DOANH CHO NGƯỜI VIỆT - Trang 107

những ngày tháng lưu đày ở Nam Vang, Lương Văn Can bắt tay vào buôn
bán, tích cóp tiền gửi cho các tổ chức cách mạnh, coi đó là một công cụ để
thể hiện lòng yêu nước, cũng là cách để trải nghiệm trong lĩnh vực kinh
doanh. Cụ đã rất thành công trong vai trò của một thương nhân trong thời
gian đi đày. Thậm chí, sau này thương giới Việt đã tôn vinh cụ như một
người có công mở đường cho phong trào buôn bán ở Nam Vang.

Trong thời kỳ phát động phong trào chấn hưng thực nghiệp, các nhà nho
cũng xắn tay áo lao vào làm kinh tế, nhiều quan lại bỏ quan trường để đi
buôn - một không khí rất sôi nổi rồi cũng bị Pháp thẳng tay đàn áp, nhiều
nhà buôn của ta cũng đã bị phá sản vì cạnh tranh không lại với tư sản nước
ngoài.

Từ những kinh nghiệm đó, cộng với sự quan sát tình hình đất nước, sự phát
triển của nghề kinh doanh buổi giao thời, Lương Văn Can đã thấu hiểu
những điểm mạnh, yếu của người Việt trên thương trường. Cụ quyết định
viết lên bộ sách, như là những đúc kết ra đặc điểm của giới doanh thương
Việt.

Hậu thế đã có nhiều đánh giá về Thương học phương châm - cuốn sách rất
hữu ích cho thương giới Việt Nam những năm đầu hình thành dưới thời
Pháp thuộc.

***

Cuốn sách Thương học phương châm được cụ viết ra không chỉ nhằm mục
đích đề cao vai trò của thương mại mà còn đã phân tích rất thấu đáo những
hạn chế của người Việt trong lĩnh vực buôn bán. Theo Lương Văn Can,
những hạn chế của thương giới Việt gồm có 10 điểm, xin trích đăng nguyên
văn:

“1. Người mình KHÔNG CÓ THƯƠNG PHẨM, cái tài liệu của nhà buôn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.