quên gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Cụ vẫn thường về làng
vào mỗi dịp họ hàng giỗ chạp, lễ tết. Ngôi làng nghèo nhưng giàu văn hóa,
với chiếc cổng làng uy nghi luôn cho những người con xa quê khi trở về
một cảm giác gần gũi và thiêng. Thực ra, theo lệ làng, người làng mỗi lần
đến gần đền thờ Nguyễn Trãi có tấm bia “hạ mã”, người đi xe mới phải
xuống xe đi bộ qua đền rồi mới được lên xe đi tiếp - một cử chỉ bày tỏ niềm
kính trọng với một danh nhân của đất Việt. Người làng Nhị Khê còn nhớ,
mỗi lần về quê, khi đi qua cổng Quốc của làng - nơi có viết bốn chữ “Như
kiến đại tân”[1], thì cho dù có đi xe tay, cụ cũng xuống xe, đi bộ về nhà.
[1] Như được đón khách quý
Thói quen ấy đến khi mái tóc đã bạc phơ sương tuyết, cụ vẫn không hề thay
đổi. Người làng bảo nhau, cụ Cử đúng là vẫn giữ cái gốc của tổ tông, của
làng xã.
Trở về Hà Nội sau những tháng năm biệt xứ, cụ cử Can thường xuyên lui về
ngôi nhà xưa, nơi cụ đã từng một thời cùng tham gia vào việc tiện gỗ cùng
với cha, gần gũi với xóm làng, quây quần với họ hàng thân thích.
Cũng như mọi lần về quê, cụ thường chứng kiến cảnh đám trẻ lấm lem đất
cát lang bang chơi đùa trên những con đường đầy ổ gà ổ voi. Thời đó, trẻ
em rất ít được đến trường, do hoàn cảnh gia đình và cả điều kiện thiếu thốn
về trường lớp.
Trẻ em chính là tương lai của đất nước. Thế hệ của cụ đã qua rồi, mà công
cuộc rửa mối hờn cho tổ quốc vẫn còn đầy chông gai. Không ai khác,
những đứa bé này sẽ là người nối gót cha anh đi trước để đấu tranh cho đến
ngày đất nước hoàn toàn độc lập.
Thế mà sự học hành của lớp trẻ chưa được chăm nom đúng mức, trong đó
có nhiều nguyên nhân: gia đình khó khăn, sự thiếu thốn trường lớp... Cụ