Chương IV: TIẾP TỤC SỰ NGHIỆP
“KHAI DÂN TRÍ, CHẤN DÂN KHÍ”
Ngôi trường mang tên Lương Văn Can
Làng Nhị Khê buổi sớm mai đã vang lên tiếng chạm, tiếng đục kí cách, rộn
ràng.
Nhị Khê là một làng cổ giàu truyền thống văn hiến của tỉnh Hà Tây, nổi
tiếng với nghề thợ tiện. Tương truyền, dưới thời Vua Lê, chúa Trịnh, có một
người tên là Đoàn Tài, từ nơi khác đến truyền nghề tiện cho dân làng. Từ đó
dân chúng suy tôn cụ là tổ nghề tiện Nhị Khê và lấy ngày 25.10 âm lịch
hàng năm - ngày mất của cụ - để tổ chức hội làng. Hội làng Nhị Khê cũng
là một trong những nét rất đặc trưng trong đời sống văn hóa của người dân
nơi đây. Nghề tiện đã tạo cho quê hương Nhị Khê một bản sắc riêng. Giờ
đây, khi đặt chân tới làng, khách phương xa sẽ nghe tiếng máy tiện kêu
vang, không khí làm việc cho nơi đây một không khí rộn ràng.
Những người dân Nhị Khê còn có một niềm tự hào bởi đây là mảnh đất gắn
bó với tên tuổi của đại danh hào Nguyễn Trãi, mảnh đất đã sản sinh ra cho
dân tộc Viêt Nam một anh hào. Dân Nhị Khê đã dựng đền thờ vị anh hùng
này, người làng quen gọi là đền ông Khai Quốc. Nguyễn Trãi là tấm gương
lớn để các thế hệ đi sau vừa ngưỡng vọng, học tập. Các cụ trong làng răn
dạy con cháu: cho dù có đi đâu, làm gì thì cũng đừng bao giờ được phép
làm hoen ố những truyền thống của cha ông đi trước.
Dẫu đã chuyển vào Hà thành sinh sống, nhưng Lương Văn Can vẫn không