cách nhau trong gang tấc, có thể biến một nhà buôn từ thái cực này (tốt)
sang thái cực khác (xấu).
4. Sử dụng đồng tiền như thế nào?
Người làm kinh doanh cần phải cần kiệm, song lại cũng phải biết tiêu tiền -
tức là biết biến những đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình thành những giá
trị. “...sử mình thời kiệm mà chu cấp cho người, chỗ nên tiêu thì dẫu nhiều
tiều cũng đừng tiếc, chỗ không nên tiêu thì dẫu ít cũng đừng hoang phí, thế
thời cơ nghiệp chẳng nát mà ân đức mới rộng, như cứu người nạn, giúp
người ngặt, cho người nghèo, thương người khổ, những việc thiện đó là chỗ
nên tiêu tiền đó, như phồn hoa tốt đẹp kiêu xa dâm đắm những việc ác ấy là
chỗ không nên bỏ tiền đó, hay chứa của mà lại hay bỏ của thế là ta sai khiến
được của...”
Cụ Cử Lương khuyên các nhà buôn phải biết tiêu tiền, đó là dùng đồng tiền
đã kiếm được để phục vụ xã hội. Trong hoàn cảnh nước mất, thì tinh thần
dân tộc được đề cao: sử dụng những đồng tiền kiếm được từ kinh doanh để
đóng góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Nhìn lại cuộc đời của cụ, chúng ta có thể thấy đó là một minh chứng sống
động cho triết lý này: những đồng tiền gia đình cụ tích cóp từ việc kinh
doanh đã quay lại với xã hội, góp phần vào những việc ích nước lợi dân.
Trong các trường hợp cần kíp, gia đình cụ sẵn sàng bán cả gia sản tổ tiên để
đóng cho sự nghiệp chung của dân tộc.
***
Như vậy, có thể nói, ngay trong những ngày đầu hình thành và phát triển,
thương giới Việt đã có được một cái “đạo”, một đường lối khá rõ ràng. Đó
quả là một may mắn rất đáng quý. Và người có công đầu trong việc xây
dựng đạo kinh doanh cho người Việt không ai khác chính là danh sĩ họ