3. Cần kiệm là cái đạo lớn của người kinh doanh
Cụ cử Can đưa ra một triết lí: “Cay đắng siêng năng là con đường để tiến
lên thành tài đó, một bước tiến lên một bước rồi ra tiến bộ vô cùng.” Sự
tiến phát triển, thành công của bất cứ nghề nghiệp nào cũng đều phải trải
qua sự khổ công, sự phấn đấu. Một trong những điều quan trọng của người
kinh doanh là tận tuỵ với nghề, dồn hết tâm sức vào con đường mình đã
chọn lựa, không ngừng học tập, trau dồi kiến thức. “Tài cán người ta có hai
giống, một là học vấn, hai là thực hành. Tài cán học vấn như nông lâm, kinh
tế, sổ sách, công nghệ, trong nhà trường ngày thường dậy học, tài cán thực
hành thời khác thế, như đã nhận một chức nghiệp gì thì phải nghiên cứu
những sự vụ gì có quan thiết đến chức nghiệp mình, tường sét tình hình cho
kỹ, không những lúc ở nhà làm việc phải hết nghĩa vụ, dẫu đến lúc lui về
nhà tư cũng phải hết sức lo lường để cầu biết được nhẽ mới, như thế thời sự
vụ lâm đến trước mắt, ứng phó tự nhiên không khó.”[3] Và “dẫu làm kỹ
nghệ nhỏ, cũng cốt phải dùng cả khí lực, cũng cốt phải dùng công phu nhẫn
nại mới được.”
[3] Thương học phương châm
Đối với người kinh doanh, khi kiếm được tiền nếu hoang phí xa xỉ thì bạc
nghìn bạc vạn rồi cũng tiêu tán hết. Sự xa xỉ là điều mà Lương Văn Can phê
phán rất mạnh mẽ, vì theo cụ “cái nguyên nhân nhớn, quốc dân sở dĩ suy
yếu là tự sa sỉ mà đến”. Sự xa xỉ cũng chính là mẹ đẻ của tính tham lam
trong mỗi con người. Cụ khuyên các nhà buôn ta “những sổ sách tiền bạc
tiêu ra thu vào thường thường xét để ở trong con mắt, thế là phép rất tốt của
nhà buôn bán” và “phàm cái gì cũng phải liệu số thu vào rồi hẵng tiêu ra;
chớ có tranh thể diện hão mà thành hư phí đi mất nhiều”.
Tuy nhiên, cụ cũng chỉ ra: Tiết kiệm là cái đức tốt, nhưng mà hà-tiện quá ra
biển-lận lại là cái kho chứa oán.” - ranh giới giữa tiết kiệm và sự hà tiện chỉ