LƯƠNG VĂN CAN - XÂY DỰNG ĐẠO KINH DOANH CHO NGƯỜI VIỆT - Trang 114

Đạo kinh doanh mà cụ cử Can muốn chia sẻ cho thương giới Việt đó là gì?

1. Phải hiểu được ý nghĩa của việc kinh doanh

Không ít người kinh doanh nhưng thực chất vẫn chưa hiểu thấu đáo ý
nghĩa của công việc mà mình đang làm, không hiểu thực chất cái “nghề”
mình đang “hành”, hoặc hiểu một cách sai lệch. Đó là lý do c ó nhiều bất
cập trong nghề buôn ở nước ta. Kinh doanh nhất quyết không phải là việc
kiếm lời một cách bất chính, chộp giật, lường gạt như quan niệm xưa. Mà
“Hai chữ kinh doanh phải xem xét cho biết nghĩa rộng nhớn, như người
nông phu cày ruộng, người đàn bà diệt cửi[1], người buôn đi, người buôn
ngồi, việc gì cũng là kinh doanh cả, cốt phải lòng công đạo công, nhưng của
gì có lợi cho mình theo lẽ tự nhiên, thời không có lòng nghĩ càn mà không
đến nỗi phải mạo hiểm, đến như người chứa gạo mà mong giá gạo đắt, chứa
vải mà mong giá vải cao, thời là cái lòng không bình, như người mua thừa
mà bán thiếu, làm của giả để đánh tráo với của thật thời là cái đạo không
công, không bình không công đều bởi tại lòng tham quá nặng, xét kỹ ra
giàu nghèo có số vị tất đã được như ý ngay. Kìa những người luống sinh
bụng dạ khắc bạc dẫu được lợi đến giầu, nhưng mà đạo giời cho phúc người
thiện bắt vạ người dâm, mà chắc mình đã được hưởng lợi, đời có người
buôn bán khởi gia mà con cháu chẳng được hưởng phúc đầy, thực bởi vì thế
vậy.”[2]

[1] Dệt cửi

[2] Kim cổ cách ngôn

Như vậy, Lương Văn Can khẳng định buôn bán là một nghề lương thiện và
chân chính - đó là một nguyên tắc, một cái đạo cao nhất của nghề kinh
doanh. Cụ cử Lương cực lực lên án những kẻ gian dối trong kinh doanh
“bán gạo mà đổ thêm nước vào, bán muối mà trộn thêm vôi vào, bán sơn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.