LƯƠNG VĂN CAN - XÂY DỰNG ĐẠO KINH DOANH CHO NGƯỜI VIỆT - Trang 132

chẳng có điều kiện đi tìm kiếm, cất giữ và thờ tự cụ tổ nhà mình cho nó
trang trọng...”. Hay như cụ Nguyễn Hiến Lê, một học giả cần mẫn đi tìm tư
liệu về cụ Lương Văn Can một cách mờ mịt cũng phải cất tiếng than:
“Cũng vì cái tính không tôn trọng tài liệu lịch sử, đã ít sách chép lại, phần
thì thất lạc hư hỏng hoặc bị tiêu hủy, phần thì mâu thuẫn nhau, nên chẳng
dám nhận những điều chép ra là sử, chỉ là những tài liệu mang tính sử mà
tôi ghi được từ một ông cụ từng làm việc trong Nghĩa thục”. Nguyễn Hiến
Lê, năm 1955 đã xuất bản thông tin đầu tiên về cụ Can, chỉ bởi bức xúc
trước việc trong xã hội chẳng mấy ai biết, không mấy ai hay về cuộc đời và
sự nghiệp của người sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục - ngôi trường lịch sử
của Việt Nam. Ông xót đến mức ngồi ngẩn ra: “Chúng ta thường tự hào là
một dân tộc có bốn ngàn năm văn hiến. Bốn ngàn năm văn hiến mà giá có
gom lại hết những sách vở tài liệu bằng chữ Hán, chữ Nôm trong bốn ngàn
năm văn hiến đó rồi để riêng ra những tài liệu về các ông vua bà chúa - tức
những tài liệu thường vô ích cho văn hóa - còn lại bao nhiêu, có chất lên
một chiếc xe cam-nhông, sợ cũng không đầy”.

Thời trước là thế, thời nay há chúng ta, những doanh nhân đang được xã hội
tôn trọng hết mức, lại ngồi lặng nhìn những trang viết của cụ Can tan rã bởi
thời gian hủy hoại, đứng im xem ngày tháng bào mòn những dữ liệu mà
ông cha ta đã gầy công tạo dựng cho hậu thế?

Câu trả lời, một lần nữa, xin được để mở!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.