-Tôi phải ở lại chứ? Tôi là học sinh kia mà. Rau ở đâu thế này?
-ở ngoài gửi vào đấy, có rau mà không có nước đây. Nhân cũng vừa vào.
Nhân chào Quyên:
-Cô ở đây ư, cô Quyên?
-Chứ sao nữa. Chị Nhân này, những bông hoa cúc chị bán cho cậu mợ vẫn
tươi cơ.
-Thế ư, cô? Bây giờ ta ù đi xem đâu có nước ta làm mấy gánh về. Luộc rau
cho đồng bào ăn đỡ xót ruột. Quyên nói:
-ừ, đi đi. Cái nồi to này tôi sợ lắm rồi. Khuôn mặt trái xoan, bầu bĩnh của
Nhân, khuôn mặt tròn trặn của Quyên, khuôn mặt dăn deo của mẹ Thắng
hiện loang loáng trên mặt nước của một cái giếng. Một thứ giếng mà ta còn
thấy ở một số nhà cổ Hà Nội. Cái sân nhỏ chung quanh giếng lát gạch. Có
vườn hoa dài như một cái luống. Vườn hoa xây gạch, quét vôi trắng. Hai
bên sân là nhà, như kiểu nhà thờ, trụ nhà là câu đối. Ba người nhìn xuống
giếng. Mặt nước lều bều xác mấy con mèo; con chó, con chuột, và như có
cả cứt nữa. Ba cái đầu ngửng lên. Họ thở dài, không nói. Tịch mịch. Trên
tường hoa, mấy chậu cúc tầu, hoa vàng tươi lặng lẽ. Một cây hồng còn vài
bông hoa đang rụng. Đạn rít trên mái nhà cổ. Mấy hòn ngói văng ra. Ba
người phụ nữ chúi xuống bên thành giếng. Mắt Nhân lắng xuống:
-Còn nhiều giếng, còn nhiều bể. Họ quẩy thùng chui ra một lỗ đục tường.
Tiếng súng nổ dữ dội rất gần. Tiếng đạn moóc-chi-ê. Cả cái giếng tung lên,
mù mịt trong khói bụi. Dân và bộ đội, tự vệ, dân chúng tấp nập đào một
con hào giao thông ngay phố Hàng Đào, cách đầu phố chừng 5, 6 thước.
Hào đã sâu đến bụng người. Đường ray xe điện vẫn bắc ngang miệng hào.
Đất, đá , sỏi, mảng hắc ín chất đống hai bên bờ hào. Tiếng súng nổ ở Bờ
Hồ. Dân đứng dưới hào. Lưỡi xẻng của anh đào đất và hắt đất lên bờ nhanh
thoăn thoắt. Anh vẫn mặc chiếc lu-dông tím, đầu đội bê-rê. Hông đeo súng
lục. Dưới hào khá đông người. Bộ đội ca-lô sao tròn, tự vệ ca-lô sao vuông.
Nhân dân tham gia đông: thanh niên nam nữ, phần lớn là những người bình
dân, học sinh. Có cả mấy ông già.
Người ta nhận thấy cả ông khách bán phá xang và mấy cô Hoa kiều. Chốc
chốc người ta nhìn ra đầu phố, đã thành một chiến lđá cao. Xẻng của Dân