Hỏi thăm sư cụ chùa Chân Giáo
Khách khứa nhà ai áo mũ đông
Cái nơi cửa Phật "am thanh cảnh vắng" trừ những kỳ tế lễ mà "áo mũ
đông" thì thật không ổn rồi. Hai câu thơ khép lại tưởng chừng như chỉ bày
ra mà người chứng kiến tấm thảm kịch triều Lý là sư cụ, do "một phút lầm
lỡ, nghìn thu di hận" - cuộc tình người con gái, sự sụp đổ tất yếu ấy mà trớ
trêu thay của lịch sử cứ cứa vào lòng người nỗi xót thương vô hạn.
Bài thơ "Vịnh Lý Chiêu Hoàng" của cố thi sĩ Tản Đà mở đầu khởi
nghiệp nhà Lý từ chùa Tiêu Sơn và kết thúc suy vong là chùa Chân Giáo
như một tiền định (Vốn là triều đại mộ Phật sùng Phật và có công phát triển
đạo Phật ở nước ta thời kỳ này) trong vòng khép kín hợp - tan do nhân
duyên và thuyết nhân quả. Bài thơ được viết rất chặt chẽ theo thể thơ thất
ngôn bát cú, đối ý đối lời một chỉnh thể nghiêm ngặt mà giọng thơ cảm
hoài của ông cứ vang mãi, động mãi tâm trí.
Nỗi niềm "Vịnh Lý Chiêu Hoàng" khóc thương cho thân phận người con
gái si mê ấy, tiếc nhớ cho cả một thời đại huy hoàng đã đi qua và cũng là
tâm sự của nhà thơ, của riêng ông "công không thành, danh chẳng toại",
trước sự hưng vong, thịnh suy của kiếp người và thời đại, trước dòng chảy
thời gian không cùng ấy.