LÝ CHIÊU HOÀNG - MỘT ĐỜI SÓNG GIÓ
LÝ CHIÊU HOÀNG - MỘT ĐỜI SÓNG GIÓ
Lê Thái Dũng
Lê Thái Dũng
www.dtv-ebook.com
www.dtv-ebook.com
5. Lăng Mộ Lý Chiêu Hoàng Ở Đâu?
5. Lăng Mộ Lý Chiêu Hoàng Ở Đâu?
Bên cạnh khu vực đền Đô có một quần thể di tích nổi tiếng với bề dày
gần nghìn năm lịch sử, đó là Thọ Lăng Thiên Đức, nơi yên nghỉ của các
nhà vua Lý, trong đó có Lý Chiêu Hoàng.
Về việc lựa chọn nơi này, sử chép rằng vào tháng 2 năm Canh Tuất
(1010), Lý Thái Tổ từ kinh đô Hoa Lư về thăm quê hương Cổ Pháp, khi
đến khu rừng Báng, nơi cha mẹ mình từng nghỉ chân, ông "trông thấy cây
cối xanh tốt, loài chim bay liệng, cảm động rớt nước mắt, sai đo mười dặm
đất chọn làm cấm địa Sơn Lăng và chọn đây là nơi yên nghỉ của mình. Các
vua Lý sau khi mất đều táng ở đó, gọi là Thọ Lăng Thiên Đức. Khu vực
này nay thuộc thôn Cao Lâm, xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh.
Thọ Lăng Thiên Đức có 8 đường cao và 8 dọc nước, từ trên cao nhìn
xuống, tựa như những đầu rồng nên còn được gọi là Bát Long, Bát Thủ,
cùng chầu vào lăng Phát Tích, nơi an nghỉ của Lý Thánh Mẫu Minh Đức
Hoàng Thái hậu Phạm Thị (tức bà Phạm Thị Ngà, mẹ vua Lý Thái Tổ).
Tương truyền trước khi băng hà, Lý Thái Tổ đã dặn các quan rằng: "Khi
ta mất, không được xây lăng to đẹp bằng gạch đá mà mộ chỉ cần đắp bằng
đất để đỡ tốn tiền bạc của dân. Quân lính và thường dân nếu có thương nhớ
vua thì cứ lấy đất đắp lên, càng cao càng quý. Khi mộ cao, cỏ mọc nhiều thì
trâu bò sẽ có thức ăn trở nên béo khỏe, có sức để cày ruộng cho dân. Đây
cũng là nơi vui chơi của trẻ mục đồng; càng gần với vua, các em càng nhớ
tới công ơn của các vị tiền nhân, sẽ trở thành người tốt.