LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 110

tránh được bằng cách ngăn chặn bất kỳ đường lối hành động nào có khả năng tăng thêm việc làm. Tuy nhiên, phần
lớn những điều nói trên đang chờ kết quả của các cuộc thảo luận mà chúng tôi chưa đạt tới được.

Như vậy, quan điểm cũ cho rằng tiết kiệm luôn luôn kèm theo đầu tư, dù chưa thật đầy đủ và dễ gây ra lầm

lẫn, vẫn đúng hơn quan điểm mới cho rằng có thể tiết kiệm mà không có đầu tư hoặc có đầu tư mà không cần tiết
kiệm “thật sự”. Sự sai lầm biểu hiện khi người ta đi đến kết luận có vẻ hợp lý rằng khi một cá nhân nào đó tiết
kiệm người ấy sẽ làm cho tổng số đầu tư tăng lên với một số tiền tương đương số tiết kiệm đó. Thực tế, khi một cá
nhân tiết kiệm, người ấy làm tăng số của cải của riêng mình. Nhưng kết luận rằng cá nhân đó cũng làm cho tổng
số của cải tăng lên là không đúng vì như thế chúng ta đã không tính đến khả năng là việc tiết kiệm của một cá
nhân có thể ảnh hưởng tới tiền tiết kiệm của một người khác nào đó, và do đó tới của cải của người đó.

Việc dung hoà sự đồng nhất giữa tiết kiệm và đầu tư với sự tự nguyện của cá nhân muốn tiết kiệm những gì

người ấy thích mà không cần tính đến việc đầu tư của người đó hoặc của các người khác chủ yếu dựa vào chỗ tiết
kiệm, cũng như chi tiêu, là một vấn đề có hai mặt. Bởi vì dù cho số tiền tiết kiệm của cá nhân đó chắc hẳn không
có ảnh hưởng đáng kể nào tới thu nhập của chính người ấy thì tác động của số tiền tiêu dùng của người ấy tới thu
nhập của nhiều người khác làm cho tất cả mọi người không thể cùng một lúc tiết kiệm được bất cứ số tiền xác
định nào. Mọi cố gắng tiết kiệm nhiều hơn bằng cách giảm các khoản tiêu dùng như vậy tất nhiên sẽ ảnh hưởng tới
các khoản thu nhập khiến cho cố gắng đó trở nên chẳng có lợi ích gì. Dĩ nhiên, toàn thể cộng đồng cũng không thể
tiết kiệm số tiền thấp hơn đầu tư hiện tại vì như thế tất yếu sẽ làm cho các khoản thu nhập tăng lên đến mức mà
các số tiền các cá nhân muốn tiết kiệm sẽ cộng thành một con số đúng bằng số tiền đầu tư.

Điều trên đây rất giống với dự kiến kết hợp hài hoà quyền tự do của mỗi cá nhân được thay đổi số tiền cá

nhân đó giữ trong tay, với sự cần thiết để cho tổng các khoản tiền dư của cá nhân đúng bằng số tiền mặt mà hệ
thống ngân hàng tạo ra. Trong trường hợp sau, sự ngang bằng có được là do số tiền mà dân chúng muốn cất giữ
phụ thuộc vào số thu nhập của họ hay giá cả của các vật phẩm (nhất là chứng khoán) mà thông thường họ muốn
mua thay cho việc giữ tiền. Như vậy, các khoản thu nhập cũng như giá cả đó tất phải thay đổi cho tới khi toàn bộ
các số tiền mà các cá nhân muốn giữ lại ở mức thu nhập và giá cả mới tiến tới ngang bằng với tổng số tiền mà hệ
thống ngân hàng tạo ra. Thật vậy, đó là luận điểm cơ bản của lý thuyết về tiền tệ.

Cả hai luận điểm này đơn giản suy ra từ thực tế là không thể có người mua mà không có kẻ bán, hoặc không

thể có người bán mà không có kẻ mua. Mặc dù một cá nhân mà có lượng giao dịch buôn bán nhỏ bé so với thị
trường, có thể bỏ qua yếu tố là cầu không phải là một sự giao dịch đơn phương, nhưng khi đề cập đến số cầu tổng
hợp mà bỏ qua yếu tố này thì thành ra vô nghĩa. Đây là sự khác biệt căn bản giữa lý thuyết ứng xử về mặt kinh tế
của tổng thể và lý thuyết về ứng xử của một cá nhân trong đó chúng ta giả định rằng những biến động về nhu cầu
của riêng cá nhân không ảnh hưởng tới thu nhập của người đó.

Phương pháp của tôi lúc đó coi lợi nhuận được thực hiện trong hiện tại là quyết định dự kiến hiện tại về lợi nhuận.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.