quả đạt được ngày hôm qua, thì số cầu thực tế ngày hôm nay sẽ bằng thu nhập ngày hôm qua. Như vậy, ông
Robertson có một phương pháp suy luận cũng chẳng khác gì cách suy nghĩ của tôi (hay có thể xấp xỉ gần đúng
như cách của tôi) nhằm vạch ra cùng một đặc điểm rất cần thiết cho sự phân tích nhân quả, mà tôi đã cố gắng tìm
cách diễn tả bằng cách nêu lên sự tương phản giữa số cầu thực tế và thu nhập
.
IV
Chúng ta bây giờ bàn đến những khái niệm mơ hồ hơn có liên quan đến nhóm từ “tiết kiệm bắt buộc”. Vậy có
thể tìm thấy một ý nghĩa rõ ràng hơn trong câu này không? Trong cuốn “Luận trình về tiền tệ” (tập 1, trang 171,
phần chú thích) [JMK, tập V, trang 154] tôi đã đưa ra một số ý kiến tham khảo về cách sử dụng cụm từ này trước
đây và xem như nó có một mối quan hệ nào đó với sự chênh lệch giữa đầu tư và “tiết kiệm” với nghĩa mà tối đa
dùng cho thuật ngữ tiết kiệm. Tôi không còn tin tưởng rằng trên thực tế có mối quan hệ như tôi đã nghĩ trước đây.
Dù sao, tôi cũng cảm thấy “tiết kiệm bắt buộc” hoặc những nhóm từ tương tự đã được dùng gần đây (ví dụ bởi
giáo sư Hayek hoặc giáo sư Robbins) không có mối quan hệ xác định với sự chênh lệch giữa đầu tư và “tiết kiệm”
theo nghĩa mà tôi nói ở cuốn Luận trình về tiền tệ, trong khi các tác giả này không giải thích chính xác ý nghĩa của
nhóm từ này, rõ ràng “tiết kiệm bắt buộc” theo cách họ hiểu là một hiện tượng bắt nguồn trực tiếp từ và được đo
lường bằng những biến động về khối lượng tiền tệ hoặc tín dụng ngân hàng.
Hiển nhiên là một sự thay đổi về khối lượng sản phẩm và số công việc làm tất yếu sẽ gây nên một sự thay đổi
về thu nhập tính bằng đơn vị tiền lương; và một sự thay đổi về đơn vị tiền lương sẽ gây ra sự tái phân phối thu
nhập giữa những người đi vay và những người cho vay, và gây ra một sự thay đổi về tổng thu nhập tính bằng tiền;
và trong sự kiện này hay sự kiện kia, có thể có hoặc sẽ có một sự thay đổi về lượng tiền tiết kiệm được. Vì những
thay đổi về khối lượng tiền tệ có thể tác động đến lãi suất và dẫn đến một sự thay đổi về khối lượng và phân phối
thu nhập (mà chúng ta sẽ thấy ở phần sau), cho nên những thay đổi này có thể gián tiếp gây ra một biến động về
lượng tiền tiết kiệm. Nhưng những thay đổi về lượng tiền tiết kiệm được không phải là những thay đổi khác về
lượng tiền tiết kiệm được do có sự biến chuyển về hoàn cảnh và lại càng không phải là “tiết kiệm bắt buộc”; và
không có cách nào để phân biệt trường hợp này với trường hợp kia, trừ khi chúng ta xác định rõ và lấy lượng tiền
tiết kiệm được trong một số điều kiện nào đó làm tiêu chuẩn. Hơn nữa, như chúng ta sẽ thấy, số lượng biến động
về tiết kiệm tổng hợp do kết quả của một sự thay đổi nào đó về khối lượng tiền tệ là rất khả biến và còn tuỳ thuộc
vào nhiều yếu tố khác.
Như vậy, “tiết kiệm bắt buộc” không có ý nghĩa gì cả, trừ khi chúng ta định rõ một mức tiết kiệm nào đó làm
chuẩn. Nếu chúng ta lựa chọn (và có thể là hợp lý) mức tiết kiệm tương ứng với một tình trạng có đầy đủ việc làm
được xác định, thì định nghĩa trên đây sẽ thành ra như sau: “Tiết kiệm bắt buộc là phần dôi của tiết kiệm thực tế so
với những gì có thể tiết kiệm được nếu có đầy đủ việc làm trong tình trạng cân bằng lâu dài”. Định nghĩa này sẽ
cho chúng ta một nội dung đầy đủ, nhưng với nghĩa là phần dôi bắt buộc của tiết kiệm sẽ là một hiện tượng rất
hiếm thấy và cũng rất không ổn định, trong khi đó phần thiếu hụt bắt buộc của tiết kiệm lại là một tình trạng bình
thường.
Giáo sư Hayek đã chứng minh trong “Ghi chép về sự phát triển của học thuyết tiết kiệm bắt buộc”
vị rằng đó là ý nghĩa khởi đầu của thuật ngữ này. “Tiết kiệm bắt buộc” hoặc “Sự căn cơ bắt buộc” lúc đầu là một
quan niệm của Bentham. Ông này nói một cách dứt khoát là ông nghĩ rằng đó chỉ là những hậu quả của việc tăng
khối lượng tiền tệ (so với số lượng các vật phẩm có thể bán lấy tiền) trong những trường hợp mà “tất cả mọi lao
động đều được sử dụng có hiệu quả nhất”
.
Bentham đưa ra nhận xét rằng trong những trường hợp như thế, thu nhập thực tế không thể tăng thêm, và do
đó, đầu tư bổ sung, hậu quả của quá trình chuyển biến, sẽ dẫn tới một sự căn cơ bắt buộc “không có lợi cho phúc
lợi và sự công bằng của đất nước”. Tất cả các tác giả thế kỷ thứ 19 khi bàn về vấn đề này đều có chung một quan
điểm. Nhưng sự cố gắng mở rộng khái niệm hoàn toàn rõ ràng này cho tình trạng không có việc làm đầy đủ sẽ gây
ra nhiều khó khăn. Dĩ nhiên, (do lợi tức giảm dần khi tăng số người làm việc cho một số trang thiết bị nhất định)
bất kỳ một mức việc tăng số người có việc làm đòi hỏi phải có sự hy sinh nào đó về thu nhập thực tế của những