LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 107

thế, tôi muốn nhấn mạnh đến toàn bộ biến động của số cầu thực tế hơn là chỉ nói đến phần biến động về số cầu
thực tế phản ánh việc tăng hay giảm số hàng hoá chưa bán được trong thời gian trước. Hơn nữa, trong trường hợp
vốn cố định, việc tăng hay giảm công suất chưa được sử dụng tương ứng với việc tăng hay giảm hàng hoá chưa
bán được trong việc tác động tới các quyết định sản xuất. Tôi không hiểu làm thế nào mà phương pháp của ông
Hawtrey có thể xử lý yếu tố không kém phần quan trọng này.

Hình như rằng việc tạo lập vốn và tiêu thụ theo cách của các nhà kinh tế học thuộc trường phái Áo không

đồng nghĩa với đầu tư và giảm đầu tư ròng, như định nghĩa ở trên, hoặc với đầu tư ròng và giảm đầu tư. Đặc biệt
tiêu thụ vốn được coi là xảy ra trong những trường hợp khi hoàn toàn rõ ràng không có sự giảm sút thực tế về
trang thiết bị sản xuất như đã định nghĩa ở trên. Tuy nhiên, tôi không tìm thấy được một đoạn nào trong đó ý nghĩa
của các thuật ngữ này được giải thích rõ ràng. Thí dụ lập luận cho rằng tạo lập vốn xảy ra khi có sự kéo dài giai
đoạn sản xuất cũng không làm cho các vấn đề được rõ thêm.

III

Bây giờ chúng ta bàn đến sự khác nhau giữa tiết kiệm và đầu tư trên cơ sở một định nghĩa đặc biệt về thu

nhập, và do đó, về lượng dôi của thu nhập so với tiêu dùng. Trong cuốn Luận trình về tiền tệ, tôi đã sử dụng những
thuật ngữ của riêng tôi và có thể lấy đó làm một thí dụ. Vì, như tôi đã giải thích ở cuối tập I của chương 6 trên đây,
định nghĩa về thu nhập đó khác với định nghĩa hiện tại vì tôi coi “lợi nhuận bình thường” chứ không phải lợi
nhuận thực tế thu được của các nghiệp chủ là thu nhập của họ. Như vậy, tôi có ý nói phần dôi của tiết kiệm so với
đầu tư là do quy mô sản xuất nằm ở mức khi các nghiệp chủ kiếm được lợi nhuận thấp hơn mức bình thường từ
quyền sở hữu của họ đối với trang thiết bị sản xuất, và vì phần dư tăng thêm của tiết kiệm so với đầu tư, tôi muốn
nói là lợi nhuận thực tế đã giảm, cho nên các nghiệp chủ có ý định giảm bớt mức sản xuất của họ.

Như tôi hiện nay suy nghĩ, số lượng công việc làm (và do đó, số lượng sản phẩm và thu nhập thực tế) được

ấn định bởi nghiệp chủ với động cơ tìm cách đạt được lợi nhuận tối đa trong hiện tại cũng như trong tương lai
(nghiệp chủ cũng tính đến chi phí sử dụng theo quan điểm của ông ta là phải sử dụng máy móc, trang thiết bị đến
mức cao nhất có thể để đạt được tiền lời tối đa trong suốt tuổi thọ của chúng), trong khi số lượng công việc làm để
sản sinh ra lợi nhuận tối đa lại tuỳ thuộc vào hàm số cầu tổng hợp do các nghiệp chủ đưa ra theo các dự kiến của
họ về tổng số thu nhập do kết quả tiêu dùng và đầu tư theo nhiều giả thiết khác nhau. Trong “Luận trình về tiền tệ”
của tôi, khái niệm về những biến động trong phần dôi của đầu tư so với tiết kiệm là một cách để xử lý những biến
động về lợi nhuận, mặc dù trong cuốn sách đó tôi đã không phân biệt rõ ràng những kết quả mong muốn với các
kết quả đã được thực hiện

(1)

. Lúc đó tôi lập luận rằng biến động trong phần dôi của đầu tư so với tiết kiệm là động

lực chi phối những biến động về khối lượng sản xuất. Theo tôi nghĩ, những lý lẽ mới này, tuy có chính xác hơn và
làm cho mọi người hiểu rõ hơn, cũng chỉ là sự phát triển những lý lẽ cũ mà thôi. Theo cách trình bày trong cuốn
“Luận trình về tiền tệ” của tôi, lý lẽ đó sẽ được trình bày như sau: dự kiến về phần dôi tăng thêm của đầu tư so với
tiết kiệm, với số lượng công việc làm và một khối lượng sản xuất đã ấn định trước, sẽ thúc đẩy nghiệp chủ tăng
thêm số lượng công việc làm và khối lượng sản xuất. Lý lẽ trước kia và hiện nay của tôi đều nhằm chứng minh
rằng số lượng công việc làm được nghiệp chủ xác định căn cứ theo những dự tính về số cầu thực tế, và sự tăng
thêm đầu tư dự kiến so với tiết kiệm như đã được định nghĩa trong Luận trình về tiền tệ của tôi là một tiêu chuẩn
tăng thêm số cầu thực tế. Nhưng dù sao cách trình bày của tôi trong Luận trình về tiền tệ cũng còn lộn xộn và
không đầy đủ dưới ánh sáng của những điều mới mẻ được trình bày trong cuốn sách này.

Ông D. H. Robertson đã định nghĩa thu nhập ngày hôm nay là bằng tiêu dùng cộng với đầu tư ngày hôm qua,

do đó số tiền tiết kiệm ngày hôm nay, theo ông, bằng số tiền đầu tư ngày hôm qua cộng với phần dôi của tiêu dùng
ngày hôm qua so với tiêu dùng ngày hôm nay. Với định nghĩa này, tiết kiệm có thể nhiều hơn đầu tư, đó là phần
dôi của thu nhập ngày hôm qua so với thu nhập ngày hôm nay (theo như tôi hiểu bây giờ). Như vậy, khi Ông
Robertson nói rằng có phần dôi của tiết kiệm so với đầu tư, thì ông ấy muốn nêu lên một ý kiến giống như của tôi,
khi tôi nói rằng thu nhập giảm xuống, và phần dôi của tiết kiệm theo định nghĩa của ông ta đúng bằng phần giảm
thu nhập theo định nghĩa của tôi. Nếu quả thực những dự kiến hiện tại luôn luôn được quyết định bởi những kết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.