người đã được sử dụng làm việc, nhưng sự cố gắng giải quyết thiệt hại này bằng cách tăng vốn đầu tư mà có thể
làm tăng thêm việc làm, thì chắc là chẳng mang lại lợi lộc gì. Dù sao, tôi cũng không biết đến các tác giả đương
đại mà chú trọng đến “tiết kiệm bắt buộc” đã có những cố gắng như thế nào để mở rộng khái niệm này trong điều
kiện số việc làm có chiều hướng tăng lên, và họ hình như đã bỏ qua yếu tố là việc áp dụng khái niệm căn cơ bắt
buộc của Bentham vào những điều kiện không có đầy đủ việc làm, đòi hỏi phải có sự giải thích hay sự xác định
tiêu chuẩn nào đó.
V
Mọi người đều có ý kiến cho rằng tiết kiệm và đầu tư, hiểu theo nghĩa đơn giản của chúng, có những sự khác
nhau và cần phải được giải thích, theo tôi, bởi sự ngộ nhận khi xem xét mối liên hệ giữa một khách hàng gửi tiền
với ngân hàng như là một giao dịch đơn phương, chứ không phải coi đó là một giao dịch song phương theo đúng
bản chất của sự việc. Người ta có thể thu xếp giữa họ với nhau để tiến hành một nghiệp vụ mà qua đó các số tiền
tiết kiệm gửi hết vào ngân hàng cho nên không còn để đầu tư hay ngược lại, hệ thống ngân hàng có thể xoay xở
tạo ra một vụ đầu tư mà không cần có số tiết kiệm tương ứng. Nhưng không ai tiết kiệm mà lại không mua một tài
sản nào đó, hoặc ở dưới dạng tiền mặt, hoặc ở dưới dạng một trái phiếu hoặc tư liệu sản xuất, và không ai có thể
mua được một tài sản mà trước đó người ấy không có, trừ khi hoặc tài sản có giá trị tương đương mới được sản
xuất ra hoặc một người nào khác từ bỏ một tài sản cùng giá trị mà người ấy đã có từ trước. Trong trường hợp đầu,
có một đầu tư mới tương ứng; trong trường hợp thứ hai, một người nào khác phải giảm không tiết kiệm một số
tiền có giá trị tương đương. Vì sự thất thoát của cải của người ấy là do tiêu dùng vượt quá thu nhập, chứ không
phải do sự tổn thất về tài khoản vốn vì có biến động về giá trị của tài sản vốn, vì đây không phải là trường hợp
người ấy phải chịu sự mất mát về giá trị những của cải mà ông ta có từ trước. Ông ta nhận được đầy đủ giá trị hiện
tại về tài sản của ông ta, nhưng không duy trì giá trị này dưới bất kỳ hình thức tài sản nào, tức là người ấy phải chi
tiêu nó cho những việc tiêu dùng hiện tại vượt quá số thu nhập hiện nay. Hơn nữa, nếu chính hệ thống ngân hàng
bán đi một tài sản nào đó thì phải có người nào đó bỏ tiền mặt ra mua. Do đó tổng số tiết kiệm của cá nhân đầu
tiên và của những người khác gộp chung lại phải bằng số vốn đầu tư mới hiện hành.
Quan niệm cho rằng sự tạo lập tín dụng của hệ thống ngân hàng sẽ đưa tới sự đầu tư mà chẳng cần phải có sự
“tiết kiệm thực sự” tương ứng, chỉ có thể là do việc xét riêng biệt một trong những hậu quả của việc tăng thêm tín
dụng ngân hàng mà không đếm xỉa tới các hậu quả khác. Nếu tín dụng ngân hàng được cấp cho một nghiệp chủ
thêm vào các khoản tín dụng ông ta đã nhận được cho phép nghiệp chủ này tăng thêm số vốn đầu tư hiện có mà
chắc ông ta sẽ không thể thực hiện được nếu không làm như vậy, thì thu nhập tất yếu sẽ tăng và với một tỷ lệ
thông thường vượt quá tỷ lệ tăng vốn đầu tư. Ngoài ra, trừ trong điều kiện có đầy đủ việc làm, sẽ có tăng thêm thu
nhập thực tế cũng như thu nhập bằng tiền. Mọi người sẽ thực hiện sự “tự do lựa chọn” về tỷ lệ phân chia khoản
thu nhập tăng thêm của họ giữa tiết kiệm và tiêu dùng và ý định của nghiệp chủ đi vay tiền để tăng vốn đầu tư là
không thể thực hiện được nhanh hơn so với tốc độ mà mọi người quyết định tăng thêm phần tiết kiệm của họ (trừ
khi để thay thế khoản đầu tư của các nghiệp chủ khác mà sẽ xảy ra nếu không làm như vậy. Hơn nữa, các số tiền
tiết kiệm do kết quả của quyết định này cũng rất chính đáng như bất kỳ các khoản tiết kiệm nào khác. Không một
ai có thể bị buộc phải có một số tiền bổ sung tương ứng với khoản tín dụng ngân hàng mới trừ khi người đó cố ý
giữ tiền hơn là bất cứ hình thức tài sản nào khác. Tuy vậy, số việc làm, thu nhập và giá cả không thể không biến
động một cách nào đó khiến cho, trong tình hình mới, có người cố ý lựa chọn việc giữ thêm tiền mặt. Đúng là sự
tăng thêm số đầu tư ngoài dự kiến theo một chiều hướng nhất định có thể gây ra sự không đều đặn về tỷ lệ tiết
kiệm và đầu tư tổng hợp mà nếu có thể dự kiến trước được thì sẽ không xảy ra. Cũng đúng là việc cấp tín dụng
ngân hàng sẽ làm nảy sinh ba khuynh hướng: 1/ Sản lượng tăng lên, 2/ Sản phẩm biên tăng về giá trị tính theo đơn
vị tiền lương (trong điều kiện sản lượng tăng đi đôi với lợi tức giảm dần) và 3/ Đơn vị - tiền lương tính bằng tiền
tăng (vì điều này thường thường đi đôi với tình hình việc làm được cải thiện), và những khuynh hướng này có thể
ảnh hưởng tới việc phân phối thu nhập thực tế giữa các nhóm khác nhau. Nhưng những khuynh hướng này đặc
trưng cho tình trạng sản lượng tăng như đã nói ở trên và sẽ diễn ra như vậy nếu việc sản lượng tăng là do những
nguyên nhân khác chi phối, chứ không phải do tăng số tín dụng ngân hàng. Những khuynh hướng đó chỉ có thể