Chương 8
KHUYNH HƯỚNG TIÊU DÙNG
I. NHỮNG NHÂN TỐ KHÁCH QUAN
I
Bây giờ chúng ta có thể trở lại chủ đề chính mà chúng ta đã phải tạm ngừng không bàn đến ở cuối quyển I để
đề cập đến một số vấn đề tổng quát về phương pháp và định nghĩa. Mục đích cuối cùng của sự phân tích của
chúng ta là tìm ra yếu tố gì quyết định khối lượng việc làm. Cho đến nay chúng ta đã kết luận sơ bộ rằng khối
lượng việc làm được xác định bởi giao điểm của hàm số cung tổng hợp (tổng cung) với hàm số cầu tổng hợp (tổng
cầu). Song, hàm số cung tổng hợp phụ thuộc chủ yếu vào các điều kiện vật chất của mức cung mà chúng ta chưa
có những sự nghiên cứu, suy xét đầy đủ. Hình thức của nó có thể chưa quen đối với chúng ta nhưng những nhân tố
cơ bản thì thật ra không có gì mới. Chúng ta sẽ xem xét lại hàm số cung tổng hợp ở chương 20 trong đó chúng ta
xét đại lượng nghịch đảo của nó dưới cái tên là hàm số việc làm. Nhưng chủ yếu là vai trò của hàm số cầu tổng
hợp đã bị coi nhẹ, và chúng ta sẽ dành quyển III và quyển IV để nghiên cứu vai trò của hàm số cầu tổng hợp.
Hàm số cầu tổng hợp gắn một mức việc làm nhất định với “doanh số” mà mức việc làm đó hy vọng đạt được.
“Doanh số” này là tổng của hai đại lượng: số tiền chi cho tiêu dùng khi khối lượng việc làm đạt đến mức quy định
nào đó và số tiền dành cho đầu tư. Các nhân tố chi phối hai đại lượng này là rất khác nhau. Trong quyển này,
chúng ta sẽ xem xét những nhân tố nào chi phối số tiền chi cho tiêu dùng khi khối lượng việc làm đạt được một
mức độ quy định nào đó, và trong quyển IV chúng ta sẽ nghiên cứu các nhân tố quyết định số tiền được dành cho
đầu tư.
Vì chúng ta đang quan tâm đến việc xác định số tiền chi cho tiêu dùng khi số việc làm đạt được mức quy định
nào đó, nên chúng ta phải xét hàm số gắn lượng tiêu dùng (C) với khối lượng việc làm (N). Tuy vậy, thuận tiện
hơn là nên khảo sát một hàm số có dạng khác chút ít, đó là hàm số gắn tiêu dùng tính bằng đơn vị tiền lương (C
w
)
với thu nhập tính bằng đơn vị tiền lương (Y
w
), tương ứng với một mức việc làm (N). Điều này có thể có ý kiến
phản đối cho rằng Y
w
không phải là một hàm số duy nhất của N trong mọi trường hợp. Vì tương quan giữa Y
w
và
N có thể tuỳ thuộc (mặc dù chỉ ở một mức độ nhỏ) vào tính chất nhất định của việc làm. Điều này có nghĩa là hai
cách phân phối khác nhau của tổng số việc làm N nào đó giữa các số nhân công khác nhau có thể đưa đến những
giá trị khác nhau của Y
w
(do có những dạng khác nhau của những hàm số việc làm cá nhân, một vấn đề sẽ được
bàn đến ở chương 20 dưới đây). Trong những trường hợp có thể được, một sự chiếu cố đặc biệt có thể dành cho
nhân tố này. Nhưng nói chung, đó là một phương pháp xấp xỉ tốt khi xem Y
w
chỉ được xác định duy nhất bởi N.
Do đó, chúng ta sẽ định nghĩa cái mà chúng ta gọi là khuynh hướng tiêu dùng như là mối liên hệ hàm số χ và Y
w
,
một mức thu nhập nhất định tính bằng đơn vị tiền lương, và C
w
, số tiền chi cho tiêu dùng lấy từ số thu nhập đó,
cho nên:
C
w
= χ (Y
w
) hoặc C = W.χ (Y
w
)
Số tiền mà cộng đồng chi cho tiêu dùng rõ ràng tuỳ thuộc (1) một phần vào số thu nhập của cộng đồng, (2)
một phần vào các tình huống khách quan kèm theo, và (3) một phần vào các nhu cầu chủ quan và các khuynh
hướng tâm lý và thói quen của các cá nhân trong cộng đồng và các nguyên tắc phân phối thu nhập giữa các các cá
nhân đó (những nguyên tắc này có thể thay đổi khi sản lượng tăng). Các động cơ chi tiêu có tác động qua lại giữa
chúng với nhau, và những cố gắng để phân loại các động cơ đó có nguy cơ là phân chia sai lầm. Tuy nhiên, để làm
cho dễ hiểu, chúng ta phải xem xét các động cơ một cách riêng biệt dưới hai tiêu đề lớn mà chúng ta sẽ gọi là các
nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan. Các nhân tố chủ quan, mà chúng ta sẽ xem xét chi tiết hơn trong
chương sau, bao gồm những đặc điểm tâm lý về bản chất con người, những tập quán và thiết chế xã hội, mặc dù