LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 117

cân bằng giữa cung và cầu của tiết kiệm, do đó nên giả định rằng mức chi cho tiêu dùng với những điều kiện
khác như nhau, thay đổi theo chiều ngược với những thay đổi của lãi suất, cho nên bất cứ sự gia tăng nào về lãi
suất cũng có thể làm giảm bớt một cách đáng kể mức tiêu dùng. Tuy nhiên, toàn bộ ảnh hưởng của những thay
đổi lãi suất đối với khuynh hướng tiêu dùng hiện tại đã được thừa nhận từ lâu là phức tạp và không chắc chắn
vì nó phụ thuộc vào các khuynh hướng đối nghịch nhau; một vài động cơ chủ quan về tiết kiệm sẽ được thoả
mãn dễ dàng hơn nếu lãi suất tăng, trong khi những động cơ khác lại bị suy giảm. Trong một thời gian dài,
những thay đổi đáng kể về lãi suất chắc hẳn sẽ làm thay đổi các tập quán xã hội một cách sâu sắc, do đó tác
động tới khuynh hướng tiêu dùng chủ quan, mặc dù khó mà xác định được những biến đổi đó sẽ diễn biến theo
chiều hướng nào nếu không có kinh nghiệm thực tế. Song, những biến động ngắn hạn về lãi suất thường ít khi
gây tác động trực tiếp tới tiêu dùng theo chiều hướng này hay chiều hướng khác. Không có nhiều người chịu
thay đổi cách sống của họ chỉ vì lãi suất giảm từ 5 xuống 4 phần trăm, nếu tổng thu nhập của họ không khác gì
trước. Ngoài ra, rất có thể còn có nhiều ảnh hưởng giản tiếp khác, dù không cùng một chiều hướng. Có lẽ ảnh
hưởng quan trọng của những thay đổi về lãi suất tới khuynh hướng tiêu dùng trong một số thu nhập nhất định
tuỳ thuộc vào tác động của những thay đổi này đối với việc tăng hay giảm giá chứng khoán và các loại tài sản
khác. Vì nếu một cá nhân được hưởng một số tiền lời tăng thêm bất ngờ trong số vốn của anh ta có, tất nhiên
anh ta có cớ để chi tiêu nhiều hơn, dù về mặt thu nhập số vốn có trong tay không hơn gì trước, và trái lại, anh
ta sẽ chi tiêu ít hơn, nếu bị lỗ vốn. Nhưng chúng ta đã tính đến ảnh hưởng gián tiếp này ở mục (3) trên đây.
Ngoài điều đó ra, qua bài học kinh nghiệm, tôi cho rằng ảnh hưởng ngắn hạn của lãi suất đối với mức chi tiêu
trong một số thu nhập nhất định của cá nhân là thứ yếu và không quan trọng lắm trừ khi có những thay đổi lớn
bất thường xảy ra. Khi lãi suất giảm xuống rất thấp, mức tăng của tỷ lệ giữa sức mua hàng năm của một khoản
tiền nhất định và tiền lãi hàng năm thu được từ số tiền này có thể tạo nên một nguồn tiết kiệm tiêu cực quan
trọng bằng cách khuyến khích những người già mua sổ góp tiền hàng năm lấy tiền lãi để bảo đảm cho tuổi già.

Trường hợp bất thường khi khuynh hướng tiêu dùng có thể bị tác động mạnh bởi sự phát sinh ra những

điều quá ư bất định đối với tương lai và những gì trường hợp này có thể gây ra cũng nên xếp vào dưới đề mục
này.

(5) Những thay đổi về chính sách tài khoá. Đối với cá nhân, chừng nào mà sự khuyến khích tiết kiệm còn tuỳ

thuộc vào lợi tức trong tương lai mà người đó mong có được, thì rõ ràng là việc đó tuỳ thuộc không những vào
lãi suất mà còn dựa vào chính sách tài khoá của chính phủ. Thuế thu nhập nhất là khi thuế khoá có sự phân biệt
đối với thu nhập ngoài lương, thuế lợi nhuận vốn, thuế tài sản thừa kế và nhiều loại thuế khác cũng thiết thực
như lãi suất, trong khi những thay đổi trong chính sách tài khoá có thể còn lớn hơn chính lãi suất, ít nhất là trên
dự kiến. Nếu chính sách tài khoá được sử dụng như một công cụ có dụng ý để làm cho sự phân phối thu nhập
được bình đẳng hơn, thì dĩ nhiên ảnh hưởng của chính sách đó trong việc tăng cường khuynh hướng tiêu dùng
lại càng lớn hơn

(2)

.

Chúng ta cũng phải tính đến ảnh hưởng của việc vốn chìm của chính phủ dùng để thanh toán nợ bằng tiền

thuế thông thường đến khuynh hướng tiêu dùng. Vì vốn chìm này là một loại tiền tiết kiệm của cộng đồng, cho
nên chính sách lập vốn chìm trong bối cảnh nhất định được coi là yếu tố làm giảm khuynh hướng tiêu dùng.
Chính vì lý do này mà bước chuyển từ chính sách vay mượn của chính phủ sang chính sách ngược lại là tạo
nên những quỹ thanh toán nợ (hay ngược lại) có thể gây ra một sự thu hẹp đáng kể (hoặc một sự mở rộng đáng
kể) của cầu thực tế.

(6) Những thay đổi trong các dự kiến về quan hệ giữa mức thu nhập hiện tại và tương lai. Chúng ta phải liệt kê

nhân tố này để cho được trọn vẹn về hình thức. Nhưng trong khi nhân tố này có thể tác động đáng kể tới
khuynh hướng tiêu dùng của một cá nhân riêng biệt, thì đối với cộng đồng, tác động của nó thường không đáng
kể do bị bình quân hoá. Hơn nữa, đó là một vấn đề thông thường không chắc chắn, cho nên không gây nên
được một tác động đáng kể.

Do đó chúng ta đi đến kết luận rằng trong một hoàn cảnh nhất định, khuynh hướng tiêu dùng có thể được coi

như một hàm số khá ổn định, miễn là chúng ta loại trừ những biến động trong đơn vị tiền lương tính bằng tiền.
Những thay đổi bất ngờ trong giá trị tiền vốn có thể làm thay đổi khuynh hướng tiêu dùng, và những thay đổi lớn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.