LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 119

Nguyên tắc đơn giản này, như chúng ta sẽ thấy, dẫn đến một kết luận cũng giống như trước đây, tức là: số

việc làm chỉ có thể tăng cùng một nhịp điệu với mức tăng vốn đầu tư, trừ khi có sự thay đổi về khuynh hướng tiêu
dùng. Vì những người tiêu dùng sẽ chi tiêu ít hơn so với mức tăng của giá cung tổng hợp, khi số việc làm tăng nên
mức việc làm tăng lên đó sẽ không có lợi, trừ khi có sự đầu tư tăng thêm để lấp khoảng trống đó.

IV

Chúng ta không được đánh giá thấp tầm quan trọng của cơ sở lập luận đã được nêu trên đây cho rằng trong

khi việc làm là một hàm số của tiêu dùng dự kiến và đầu tư dự kiến, thì tiêu dùng với những điều kiện khác như
nhau là một hàm số của thu nhập ròng, tức là một hàm số của đầu tư ròng (thu nhập ròng = tiêu dùng + đầu tư
ròng). Nói một cách khác, mức cung cấp tài chính cần thiết phải có trước khi tính toán thu nhập ròng càng lớn, thì
một mức đầu tư nhất định càng tỏ ra kém thuận lợi đối với tiêu dùng và do đó cũng kém thuận lợi đối với công ăn
việc làm.

Khi tất cả khoản cung cấp tài chính này (hay chi phí bổ sung) được chi dùng trên thực tế vào việc bảo dưỡng

hay các trang thiết bị sản xuất hiện có, thì điểm này chắc là không thể bỏ qua được. Nhưng khi khoản cung cấp tài
chính vượt quá mức chi tiêu thực sự cho việc bảo trì hàng ngày, thì các kết quả thực tế về ảnh hưởng của khoản
cung cấp này đối với công ăn việc làm không phải bao giờ cũng có thể đánh giá đúng được. Bởi vì số tiền dư này
vừa không trực tiếp tạo ra số tiền đầu tư hiện tại, vừa không được dùng để chi cho tiêu dùng. Do vậy, số tiền dư
này cần phải được cân đối bằng số tiền đầu tư mới mà yêu cầu về đầu tư lại phát sinh hoàn toàn độc lập với sự hư
hao của trang thiết bị cũ mà trên cơ sở đó khoản cung cấp tài chính đã được chi dùng. Hậu quả là khoản đầu tư
mới dành cho việc tạo ra mức thu nhập hiện tại bị giảm sút một cách tương ứng, và cần đến một khoản đầu tư mới
nhiều hơn để tạo ra một số việc làm nhất định. Hơn nữa, những lý do tương tự cũng áp dụng khi tính đến sự hao
mòn được tính vào chi phí sử dụng chừng nào mà sự hao mòn này chưa được bù lại trên thực tế.

Chúng ta hãy lấy một ngôi nhà làm ví dụ. Ngôi nhà đó được liên tục sử dụng cho đến khi bị mục nát hay phải

bỏ đi. Nếu một số tiền nào đó được khấu hao bằng số tiền cho thuê nhà hàng năm mà những người cho thuê phải
trả, mà người chủ ngôi nhà đó cũng không sử dụng cho việc bảo dưỡng, sửa sang, mà cũng không coi đó là thu
nhập ròng dùng cho việc chi tiêu của người đó, thì khoản cung cấp này, dù nó là một phần của U hay một phần của
V, cũng sẽ là một điều trở ngại đối với công ăn việc làm trong suốt thời gian tồn tại của ngôi nhà. Nhưng điều trở
ngại đó lại bỗng nhiên được giải quyết toàn bộ trong một lần khi ngôi nhà phải được xây cất lại.

Trong một nền kinh tế tĩnh, tất cả sự việc này không đáng quan tâm đến, bởi vì các ngôi nhà cũ bị khấu hao

thì được bù lại bằng những ngôi nhà mới xây nhằm thay thế cho những ngôi nhà quá cũ đã hết thời gian sử dụng.
Nhưng những yếu tố như vậy có thể là quan trọng trong một nền kinh tế động, nhất là trong giai đoạn tiếp ngay
sau lần bột phát các khoản đầu tư vào vốn dài hạn. Thật vậy, trong những trường hợp như thế, các khoản đầu tư
mới phần lớn có thể bị thu hút vào những khoản cung cấp tài chính thiết bị máy móc vẫn bị hao mòn theo thời
gian, nhưng chưa đến lúc phải sử dụng toàn bộ các khoản dự trữ tài chính dành cho đổi mới thiết bị. Do đó, kết
quả là thu nhập không tăng lên được vì nó vẫn ở mức thấp tương ứng với tổng mức đầu tư ròng thấp. Như vậy,
quỹ chìm và các quỹ tương tự có chiều hướng làm giảm bớt khả năng chi tiêu để đổi mới trang thiết bị (mà những
quỹ này được lập ra nhằm thoả mãn nhu cầu đó), nghĩa là những quỹ này làm giảm cầu thực tế hiện hành và chỉ
tăng số cầu ấy trong năm mà sự thay thế trang thiết bị thực sự được thực hiện. Nếu ảnh hưởng của việc làm này lại
bị sự “thận trọng về tài chính” làm cho thêm trầm trọng, nghĩa là cho rằng tốt hơn nên khấu trừ chi phí ban đầu
nhanh hơn sự hao mòn thực sự của trang thiết bị, thì kết quả tích luỹ có thể sẽ thật sự rất nghiêm trọng.

Ví dụ, tại nước Mỹ, đến năm 1929, sự bành trướng tư bản nhanh chóng trong khoảng 5 năm trước đó đã đẫn

tới việc thành lập một cách chồng chéo lên nhau những quỹ chìm và các khoản dự phòng khấu hao đối với thiết bị
và máy móc mà chưa cần thay thế, các quỹ và các khoản dự trữ đạt tới một quy mô lớn đến nỗi cần có một khối
lượng đầu tư khổng lồ hoàn toàn mới để thu hút những khoản dự trữ khấu hao về tài chính này; và hầu như người
ta mất hy vọng tìm ra nhiều khoản đầu tư mới ở tầm cỡ đủ để thu hút những khoản tiết kiệm mới mà một cộng
đồng sung túc trong tình trạng việc làm đầy đủ đã có khả năng để dành được. Chỉ riêng nhân tố này cũng đủ để

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.