Tạo lập tổng tư bản (sau khi tính đến sự thay đổi ròng trong số hàng kinh
doanh tồn kho)
30.706 33.571 31.157 33.934 34.491
Các khoản dịch vụ, sửa chữa bảo dưỡng, khấu hao của nghiệp chủ
7.685 8.288 8.223 8.481 9.010
Tạo lập tư bản ròng (theo định nghĩa của Kuznets)
23.021 25.283 22.934 25.453 25.481
(Triệu đô la)
1930 1931 1932 1933
Tạo lập tổng tư bản (sau khi tính đến sự thay đổi ròng trong số hàng kinh doanh tồn
kho)
27.538 18.721 77.80 14.879
Các khoản dịch vụ, sửa chữa bảo dưỡng, khấu hao của nghiệp chủ
8.502 7.623 6.543 8.204
Tạo lập tư bản ròng (theo định nghĩa của Kuznets)
19.036 11.098 1.237 6.675
Một số sự việc nổi lên rõ ràng qua bảng này. Sự tạo lập tư bản ròng rất vững chắc trong khoảng thời gian 5
năm 1925-1929 với tỷ lệ tăng chỉ 10% trong phần sau theo sự vận động đi lên. Việc khấu trừ các khoản sửa chữa,
bảo dưỡng, khấu hao và hư hại của nghiệp chủ vẫn ở mức cao ngay cả trong thời điểm tồi tệ nhất của suy thoái.
Nhưng chắc hẳn phương pháp của ông Kuznets đến một sự đánh giá quá thấp về mức khấu hao gia tăng hàng năm
v.v., vì ông ta tính khoản gia tăng đó không quá 3/2 phần trăm một năm của phần tạo lập tư bản tịnh mới. Điều thể
hiện rõ nhất là việc tạo lập tư bản ròng, sau năm 1929, đã bị suy sụp nghiêm tọng, và năm 1932 khoản này giảm
tới con số không ít hơn 95% dưới mức trung bình của 5 năm từ 1925 đến 1929.
Những điều trên đây, trong chừng mực nào đó, chỉ là một sự lệch đề. Nhưng điều quan trọng là nhấn mạnh
tầm quan trọng của mục khấu trừ từ phần thu nhập của một cộng đồng khi cộng đồng này đã có một quỹ vốn lớn,
trước khi chúng ta đạt tới số thu nhập ròng thường được dành cho tiêu dùng. Vì nếu bỏ qua điều này, chúng ta có
thể đánh giá thấp trở ngại lớn đối với khuynh hướng tiêu dùng, một khuynh hướng tồn tại ngay cả trong hoàn cảnh
khi công chúng sẵn sàng tiêu dùng một phần rất lớn số thu nhập ròng của họ.
Tiêu dùng là mục đích và cũng là cứu cách duy nhất của mọi hoạt động kinh tế. Những cơ hội tạo việc làm tất
yếu bị giới hạn bởi quy mô của nhu cầu tổng hợp. Nhu cầu tổng hợp chỉ có thể bắt nguồn từ số lượng tiêu dùng
hiện tại hay từ các khoản dự trữ hiện tại dành cho tiêu dùng tương lai. Mức tiêu dùng mà chúng ta có thể dự trù
cung cấp trước một cách có lời khó có thể kéo dài bất tận trong tương lai. Là một cộng đồng, chúng ta khó có thể
dự phòng các nguồn tiêu dùng cho tương lai bằng các phương tiện tài chính, mà chỉ bằng những sản phẩm vật chất
do hoạt động hiện tại tạo ra. Trong chừng mực mà tổ chức xã hội và kinh doanh của chúng ta tách rời dự trữ tài
chính cho tương lai khỏi dự trữ vật chất cho tương lai, cho nên mọi cố gắng đảm bảo dự trữ tài chính không nhất
thiết kéo theo việc đảm bảo dự trữ vật chất, thì “sự thận trọng về tài chính” sẽ có thể làm giảm nhu cầu tổng hợp
và vì thế phương hại đến phúc lợi như đã được chứng minh bằng khá nhiều thí dụ. Hơn nữa, nguồn tiêu dùng mà
chúng ta đã dự phòng trước càng lớn thì càng khó tìm ra những cơ hội mới để dự phòng trước, và chúng ta càng bị
lệ thuộc vào tiêu dùng hiệu tại với tư cách là một nguồn cầu. Tuy nhiên, thu nhập của chúng ta càng lớn, thì tiếc
thay, chênh lệch giữa thu nhập và tiêu dùng lại càng lớn. Do vậy, nếu không có một phương thức nào mới, thì vấn
đề nan giải này, như chúng ta sẽ thấy, không có giải pháp nào, trừ khi chúng ta phải chấp nhận thất nghiệp làm cho
chúng ta nghèo đến nỗi mức tiêu dùng của chúng ta thấp hơn mức thu nhập bằng một khoảng tương đương với
khoản dự trữ vật chất cho nhu cầu tiêu dùng trong tương lai mà cần phải tạo lập ngày hôm nay.
Hoặc hãy nhìn vấn đề như thế này. Tiêu dùng được thoả mãn một phần bằng các sản phẩm được sản xuất
trong hiện tại và một phần bằng các sản phẩm có trước đây tức là bằng cách giảm đầu tư. Trong chừng mực tiêu
dùng được đáp ứng bằng những sản phẩm sản xuất từ trước thì có sự thu hẹp nhu cầu hiện tại, vì trong chừng mực
đó, một phần những chi tiêu hiện tại sẽ không hoàn lại dưới dạng một phần của thu nhập ròng. Ngược lại, hễ khi
nào một sản phẩm được sản xuất trong hiện tại nhằm đáp ứng cho tiêu dùng sau đó, thì nhu cầu hiện tại sẽ mở
rộng. Thế nhưng, sớm hay muộn, mọi cuộc đầu tư vốn sẽ dẫn đến tình trạng giảm đầu tư vốn. Do đó, vấn đề đảm
bảo đầu tư vốn mới phải luôn luôn vượt trội giảm đầu tư vốn ở mức vừa đủ để lấp khoảng cách giữa thu nhập ròng