gây ra tình trạng trì trệ. Và hơn thế nữa, vì sự thận trọng về tài chính theo kiểu này được các công ty lớn tiếp tục
thực hiện thông qua cuộc suy thoái trong phạm vi khả năng của họ, nên nó đã gây ra một trở ngại đáng kể cho
công cuộc phục hồi nhanh chóng.
Cũng như ở nước Anh vào lúc này (1935) một số công trình xây dựng nhà ở và các công cuộc đầu tư mới
khác đáng kể được thực hiện từ thời chiến tranh đã đưa đến thành lập một số quỹ chìm quá ư dư thừa so với bất cứ
nhu cầu nào trong lúc này để chi cho các công việc sửa chữa và đổi mới. Ở những nơi đó, các cuộc đầu tư do các
nhà chức trách sở tại và các cơ quan nhà nước thực hiện, họ có khuynh hướng muốn thực hiện các nguyên tắc
quản lý tài chính “lành mạnh” đòi hỏi phải có quỹ chìm đủ để khấu trừ chi phí ban đầu một thời gian trước khi
trang thiết bị sản xuất thật sự cần phải thay thế. Kết quả là ngay cả khi các tư nhân sẵn sàng chi toàn bộ thu nhập
ròng của họ, thì công việc phục hồi tình trạng có việc làm đầy đủ sẽ là một nhiệm vụ nặng nề do có khối lượng dự
phòng tài chính lớn lao theo điều lệ của các cơ quan nhà nước và công tư hỗn hợp, khối dự phòng tài chính này
hoàn toàn không chút dính líu tới công cuộc đầu tư mới. Các quỹ chìm của các nhà chức trách địa phương, theo tôi
được biết
, hiện nay lên tới con số hàng năm là hơn nửa số tiền mà các nhà chức trách đó chi cho toàn bộ những
công cuộc phát triển mới
của họ. Và chắc là Bộ Y tế không biết được rằng họ đã làm trầm trọng thêm vấn đề
thất nghiệp đến mức nào khi họ đòi hỏi các nhà chức trách địa phương phải có quỹ chìm ổn định. Trong trường
hợp các công ty xây dựng nhà ở ứng trước tiền cho các cá nhân khi xây các nhà riêng của họ, ý muốn mau chóng
trả xong nợ nhanh hơn so với mức hao mòn của nhà thôi thúc người chủ nhà tiết kiệm nhiều hơn là trong các
trường hợp khác, mặc dù có lẽ nên xếp nhân tố này vào loại làm giảm khuynh hướng tiêu dùng một cách trực tiếp
chứ không phải là thông qua tác động của nó đến thu nhập ròng. Trong các con số thực tế, việc trả các khoản vay
có thế chấp do công ty xây dựng nhà ở ứng trước nhà lên tới 24.000.000 bảng Anh năm 1925 đã tăng lên
68.000.000 bảng Anh năm 1933 so với các số tiền ứng trước mới là 103.000.000 bảng Anh, và ngày nay việc trả
các số tiền ứng trước chắc là còn nhiều hơn nữa.
Qua các tài liệu thống kê về sản lượng mà người ta đã cho thấy, chính đầu tư chứ không phải là đầu tư ròng
đã được làm nổi bật trong cuốn “Thu nhập quốc dân” của ông Colin Clark 1924-1931. Tác giả cũng cho thấy việc
khấu hao thường chiếm một tỷ lệ lớn như thế nào đối với giá trị đầu tư. Thí dụ, ông ta ước tính rằng tại Anh vào
những năm 1928-1931
số đầu tư và đầu tư ròng thể hiện như sau, mặc dù tổng số đầu tư của ông lớn hơn số đầu
tư của tôi, bởi vì con số tổng đầu tư của ông ta có thể bao gồm một phần chi phí sử dụng, và cũng chưa rõ số đầu
tư ròng của ông ta phù hợp tới mức nào với định nghĩa của tôi về thuật ngữ này:
(Triệu bảng Anh)
1928 1929 1930 1931
Tổng đầu tư - Sản lượng
791 731 620 482
“Giá trị hao mòn vật chất của vốn cố định cũ” 433 435 437 439
Đầu tư ròng
358 296 183 43
Ông Kuznets cũng đi đến kết luận tương tự trong khi biên soạn các con số thống kê về “Sự tạo lập tổng tư
bản” (Gross Capital formation) (Cái mà tôi gọi là đầu tư) vào những năm 1919-1933 ở Mỹ. Cơ sở lập luận về mặt
vật chất phù hợp với các cơ số thống kê về sản lượng cho thấy đó là tổng đầu tư chứ không phải là đầu tư ròng.
Ông ta cũng phát hiện ra những khó khăn khi chuyển từ tổng đầu tư sang đầu tư ròng. Ông ta viết: “Sự khó khăn
để chuyển từ việc tạo lập tổng tư bản đến việc mức tiêu dùng hàng lâu bền hiện có, không chỉ là ở chỗ thiếu các số
liệu. Chính khái niệm về mức tiêu dùng hàng năm hoặc các hàng hoá có thể sử dụng trong nhiều năm cũng mang
một tính chất mơ hồ”
. Do đó, tác giả sử dụng đến giả thiết cho rằng các khoản khấu hao thể hiện qua sổ sách kế
toán của các doanh nghiệp diễn tả chính xác khối lượng tiêu dùng các thành phẩm lâu bền mà các doanh nghiệp đó
sử dụng. Mặt khác, tác giả hoàn toàn không tính đến việc khấu trừ đối với nhà cửa và hàng hoá lâu bền thuộc
quyền sở hữu của các cá nhân. Những kết quả đáng chú ý của ông đối với trường hợp nước Mỹ được tóm lược
như sau
(Triệu đô la)
1925 1926 1927 1928 1929