và tiêu dùng là một vấn đề ngày càng trở nên khó khăn khi số vốn tăng lên càng nhiều. Đầu tư vốn mới chỉ có thể
vượt qua giảm đầu tư vốn hiện tại, nếu mức chi về tiêu dùng trong tương lai có khả năng tăng. Mỗi khi chúng ta
bảo đảm sự cân bằng của ngày hôm nay bằng cách tăng vốn đầu tư thì chúng ta sẽ làm trầm trọng thêm khó khăn
trong việc đảm bảo sự cân bằng của ngày mai. Việc giảm khuynh hướng tiêu dùng ngày hôm nay chỉ phù hợp với
ích lợi của quần chúng nếu có dự kiến rằng khuynh hướng tiêu dùng sẽ tăng lên một ngày nào đó. Chúng ta chắc
còn nhớ đến “Chuyện ngụ ngôn về loài ong”, đó là: sự tươi vui của ngày mai là vô cùng cần thiết để đảm bảo lý do
tồn tại cho nấm mồ của ngày hôm nay.
Một điều thú vị là đáng được nêu lên là tâm trí của dân chúng hình như chỉ biết đến sự rắc rối vô cùng này
khi đề cập đến đầu tư của nhà nước như trong trường hợp xây dựng đường sá, nhà ở và các công việc tương tự.
Thường có sự chống đối các kế hoạch đầu tư để tạo công việc làm do nhà nước chủ trì với lý do là các kế hoạch
đầu tư công cộng đó sẽ tạo nên những trở ngại khó khăn trong tương lai. Người ta hỏi: “Bạn sẽ làm gì, khi đã xây
dựng xong tất cả nhà ở, đường sá, các toà thị chính, các hệ thống điện và nước v.v. mà số dân định cư trong tương
lai có thể đòi hỏi?” Nhưng không phải dễ dàng hiểu rằng khó khăn tương tự sẽ xảy ra đối với đầu tư tư nhân và
phát triển công nghiệp, đặc biệt là phát triển công nghiệp bởi vì sẽ dễ dàng hơn nhiều khi thấy một sự thoả mãn
sớm yêu cầu về các nhà máy và thiết bị mới mà thu hút một cách riêng biệt nhưng ít tiền so với thoả mãn yêu cầu
về nhà ở.
Trong các thí dụ này, trở ngại cho sự hiểu biết rõ ràng về các vấn đề này là rất giống như trong phần lớn các
cuộc tranh luận có tính lý thuyết về vốn, đó là sự đánh giá chưa đầy đủ vốn không phải là một thực thể tự lập tồn
tại tách biệt với tiêu dùng. Trái lại, khuynh hướng tiêu dùng mỗi khi bị giảm sút mà được coi như một thói quen
thông thường, thì tất yếu sẽ làm suy giảm nhu cầu về tiền vốn cũng như nhu cầu về tiêu dùng.
Tham khảo chương 14 ở sau.