về lãi suất và chính sách tài khoá có thể có một ý nghĩa nào đó, nhưng những nhân tố khách quan mà có thể ảnh
hưởng tới khuynh hướng tiêu dùng, thì chắc là không quan trọng mấy trong những trường hợp thông thường.
Trong một bối cảnh kinh tế chung nhất định, mức chi cho tiêu dùng tính bằng đơn vị tiền lương tuỳ thuộc chủ
yếu vào khối lượng sản xuất và số công việc làm, sự việc này là một bằng chứng thoả đáng để tổng hợp các nhân
tố khác thành hàm số gộp “khuynh hướng tiêu dùng”. Vì trong khi các yếu tố khác cũng có thể biến đổi (và không
nên quên điều này) thì tổng thu nhập tính trên cơ sở đơn vị tiền lương thông thường là biến số chính mà thành
phần tiêu dùng của hàm số cầu tổng hợp sẽ dựa vào đó.
III
Cho rằng khuynh hướng tiêu dùng là một hàm số khá ổn định, và vì thế số tiền tiêu dùng tổng hợp chủ yếu
tuỳ thuộc vào số tiền thu nhập tổng hợp (cả hai đều tính bằng đơn vị tiền lương), còn những biến động về khuynh
hướng tự nó được coi như chỉ có ảnh hưởng thứ yếu, vậy thì dạng thông thường của hàm số này là như thế nào?
Quy luật tâm lý cơ bản mà chúng ta có quyền dựa vào với một sự tin tưởng sâu sắc, vừa do có sự hiểu biết
của chúng ta về bản chất con người, vừa do có những kinh nghiệm thực tế, cho thấy là con người luôn luôn sẵn
sàng tăng mức tiêu dùng khi mức thu nhập của họ tăng, nhưng con người không tăng mức tiêu dùng bằng mức
tăng thu nhập. Điều đó có nghĩa là nếu C
w
là số tiền tiêu dùng và Y
w
là số tiền thu nhập (cả hai đều tính theo đơn
vị tiền lương) thì ΔC
w
có cùng dấu với ΔY
w
, nhưng nhỏ hơn về mặt số lượng, nghĩa là dC
w
/dY
w
là số dương và
nhỏ hơn một.
Đây là trường hợp khi chúng ta xét đến những thời kỳ ngắn hạn, cũng như trong trường hợp có những biến
động theo chu kỳ về việc làm, khi các thói quen khác với các khuynh hướng tâm lý thường xuyên, không có đủ
thời gian để thích nghi với hoàn cảnh khách quan đã thay đổi. Thông thường mức sống hàng ngày của một người
là phải có thu nhập, và họ muốn để dành phần chênh lệch giữa thu nhập thực tế và phần chi dùng theo mức thông
thường, hoặc nếu một người chỉ điều chỉnh sự chi tiêu của họ theo những thay đổi về thu nhập của họ, thì người
đó sẽ không làm tốt được việc đó trong những khoảng thời gian ngắn. Như vậy thu nhập tăng sẽ kéo theo lượng
tiết kiệm tăng, và thu nhập giảm sẽ làm cho lượng tiết kiệm giảm đi, lúc đầu nhiều hơn về sau.
Nhưng, ngoài nhưng biến động ngắn hạn về mức độ thu nhập, một điều cũng hiển nhiên là một mức thu nhập
tuyệt đối cao hơn, thông thường sẽ có chiều hướng nới rộng khoảng cách giữa thu nhập và tiêu dùng. Vì động cơ
thúc đẩy các cá nhân thoả mãn những nhu cầu chủ yếu của họ (nhu cầu cá nhân và gia đình) thường chiếm ưu thế
hơn so với động cơ tích luỹ, mà động cơ này chỉ có sức mạnh thực sự khi đã đạt được một mức tiện nghi nào đó.
Những lý do này thông thường sẽ đưa đến chỗ là một tỷ lệ lớn hơn của nhập được để dành khi thu nhập thực tế
tăng. Nhưng dù tỷ lệ để dành lớn hơn hay không, thì định luật tâm lý cơ bản của bất cứ cộng đồng tân tiến nào, là
khi thu nhập thực tế của cộng đồng tăng, thì tiêu dùng sẽ không tăng theo cùng với một đại lượng tuyệt đối bằng
nhau, cho nên một đại lượng tuyệt đối lớn hơn sẽ được tiết kiệm, trừ khi một sự thay đổi lớn và bất thường xảy ra
tác động cùng một lúc tới các nhân tố khác. Như chúng ta sẽ thấy sau này
, sự ổn định của hệ thống kinh tế tuỳ
thuộc chủ yếu vào định luật này thịnh hành trên thực tế. Điều này có nghĩa là nếu việc làm và kéo theo tổng thu
nhập tăng lên, thì không phải toàn bộ lượng thu dung tăng thêm sẽ được cần đến để thoả mãn các nhu cầu tiêu
dùng cũng tăng lên.
Mặt khác, thu nhập giảm sút do việc làm ít đi, nếu thu nhập giảm vượt quá mức thì không những các cá nhân
hay cơ quan phải sử dụng những khoản dự trữ tài chính đã được tích luỹ từ trước khi mọi công việc còn đang ở
thời kỳ tốt đẹp, mà ngay cả chính phủ, dù muốn hay không, cũng phải lâm vào tình trạng thiếu hụt ngân sách hoặc
sẽ phải trợ cấp thất nghiệp bằng tiền đã vay chẳng hạn. Như vậy, khi số việc làm giảm đến mức thấp, tiêu dùng
tổng hợp sẽ giảm theo tỷ lệ thấp hơn so với mức giảm sút của thu nhập thực tế, việc này là do thói quen thông
thường của các cá nhân cũng như do chính sách của chính phủ. Sự việc này giải thích tại sao một vị trí cân bằng
mới thường được thiết lập trong một phạm vi biến động vừa phải. Nếu không như thế, một khi đã xảy ra sự giảm
bớt việc làm và thu nhập, việc này có thể dẫn tới trạng thái kéo dài và nguy hiểm.